Nghề đóng ghe Ngo của đồng bào Khmer

Nghề đóng ghe Ngo của đồng bào Khmer
Người thợ làm ghe đang thực hiện công đoạn "xẩm bố"
Người thợ làm ghe đang thực hiện công đoạn "xẩm bố"

Mỗi chiếc ghe Ngo dài từ 28 m đến 30 m, vì vậy phải dùng 5 miếng gỗ sao dài 15 m ghép lại làm thân ghe. Hai đầu ghe làm bằng gỗ sao nguyên khối, mỗi khối dài 7,5 m được đẽo cho nhọn và cong. Phía bên trong thân ghe, các mảnh gỗ này nối với các thanh gỗ cong bằng đinh, vừa tạo hình thân vừa làm chỗ ngồi cho vận động viên bơi ghe.

Thực hiện công đoạn "trét chay" thân ghe Ngo
Thực hiện công đoạn "trét chay" thân ghe Ngo

Để ghe liền khít và không thấm nước,các mối nối giữa các mảnh gỗ được người thợ dùng dây bố khít vào các khe hở rồi dùng búa đóng chặt vào trong, Ở công đoạn “trét chay”, người thợ dùng bột chay (một loại bột khô, mịn) trộn với dầu rồi trét khít vào các khe hở, đảm bảo thân ghe liền khít và không thấm nước.  

Bên trong thân ghe ngo đang được đóng bằng gỗ sao
Bên trong thân ghe ngo đang được đóng bằng gỗ sao
Cảnh làm ghe Ngo tại chùa Pothivanvongxa ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
Cảnh làm ghe Ngo tại chùa Pothivanvongxa ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

    Giai đoạn tỉ mỉ và tốn công nhất là trang trí bên ngoài thân ghe Ngo. Toàn thân ghe ngo được vẽ hoa văn với các màu đặc trưng gồm đỏ, xanh, vàng, cam, đen, trong đó hoa văn ở đầu và đuôi ghe là được gọi là “đọt hoa văn” với những hình trang trí hoa, lá cách điệu nhỏ, nhọn. Phần trang trí ở thân ghe ngo được gọi là “lá hoa văn” với những hình hoa, lá to, tròn. Sau khi làm xong ghe, người thợ làm “đòn dong” hay còn gọi là “cần câu” gồm 2 cây tràm lớn nhiều năm tuổi, mỗi cây dài 10 m, được chọn từ những cây tràm to, tròn và cong, một cây nằm từ giữa thân ghe ra đầu ghe, cây kia nằm ở hướng ngược lại, 2 cây “cần câu” này có tác dụng giữ nhịp và tạo độ nhún cho ghe Ngo.

  
Đầu một chiếc ghe Ngo được trang trí tinh xảo
Đầu một chiếc ghe Ngo được trang trí tinh xảo
Những chiếc ghe Ngo được trang trí rất công phu
Những chiếc ghe Ngo được trang trí rất công phu

   Để đóng một chiếc ghe Ngo thường mất một tháng và cần tới 3 người thợ lành nghề. Chiếc ghe làm xong nặng khoảng trên 4 tấn, trị giá hơn 200 triệu đồng và được bảo quản cẩn thận trong chùa. Nghe Ngo được sử dụng trong các cuộc đua ghe Ngo hàng năm (tổ chức vào dịp lễ Ok Bom Bok), nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ. Vì vậy đây cũng là nét văn hóa mang đậm chất tâm linh của đồng bào Khmer Nam bộ.

Đua ghe Ngo trong dịp lễ Ok Om Bok của đồng bào Khmer
Đua ghe Ngo trong dịp lễ Ok Om Bok của đồng bào Khmer

Có thể bạn quan tâm