Nghệ An tìm giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo

Vườn thanh long của gia đình chị Ngân Thị Quế ở bản Thanh Đào, xã Bồng Khê (Con Cuông, Nghệ An) từ nguồn vốn vay hộ cận nghèo cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN
Vườn thanh long của gia đình chị Ngân Thị Quế ở bản Thanh Đào, xã Bồng Khê (Con Cuông, Nghệ An) từ nguồn vốn vay hộ cận nghèo cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Để đạt được mục tiêu trên, Nghệ An tập trung xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác giảm nghèo; tập trung phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn để đẩy nhanh tốc độ phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với giảm nghèo, nâng cao mức sống cho nhân dân; thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương và tỉnh về hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh; tiếp tục vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhận giúp đỡ các huyện, xã, hộ nghèo trên địa bàn 11 huyện miền núi trong tỉnh.

Nghệ An tìm giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo ảnh 1Vườn thanh long của gia đình chị Ngân Thị Quế ở bản Thanh Đào, xã Bồng Khê (Con Cuông, Nghệ An) từ nguồn vốn vay hộ cận nghèo cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Năm 2021, Nghệ An đã triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, trong đó có việc đầu tư tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội; mua, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo; miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo… Riêng về đầu tư tín dụng ưu đãi, Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện hỗ trợ nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách được trên 9.650 tỷ đồng, trong đó doanh số cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo là 1.586 tỷ đồng, với 29.320 hộ được vay vốn phát triển sản xuất.

Tuy nhiên, hiện nay tại Nghệ An, công tác giảm nghèo tính bền vững chưa cao; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo vùng miền núi giảm nhanh, nhưng một số huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn còn cao; nguồn lực đầu tư từ ngân sách địa phương ít, công tác huy động nguồn vốn xã hội thấp so với nhu cầu thực tế.

Theo đánh giá của các địa phương trong tỉnh, nguyên nhân chính của những hạn chế trên là do điều kiện phát triển kinh tế, nhất là tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng ven biển chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt, hạn hán. Mặt khác, năm 2021 đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo dài đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, đồng thời làm chậm tiến độ xây dựng, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, trong đó có các chính sách hỗ trợ giảm nghèo.

Nguyễn Văn Nhật

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm