Nghệ An tăng năng suất rừng trồng

Tỉnh Nghệ An đề ra mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu đưa năng suất rừng trồng bình quân đạt 20 - 30m3/ha/năm, sản lượng khai thác gỗ từ rừng trồng đạt 2 -2,2 triệu m3/năm.

Nghe An tang nang suat rung trong hinh anh 1Gần 100ha rừng Pơ mu với giá trị ước tình khoảng 500 triệu/ha mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho đồng bào người Mông, xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Ảnh: Văn Tý-TTXVN

Giải pháp được tỉnh đề ra là ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống đảm bảo chất lượng, ổn định; lựa chọn cây trồng sản xuất gỗ lớn, cây đặc sản, cây đa mục đích có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện đất đai, sinh thái của tỉnh.

Cùng với đó, sử dụng nguồn hợp pháp của chủ rừng, nguồn ngân sách hỗ trợ của tỉnh và nguồn kinh phí chi trả dịch môi trường rừng để hỗ trợ các chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững; sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, chương trình mục tiêu phát triển đồng bào dân tộc thiểu số và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện công tác khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng.

Ngoài ra, tỉnh sẽ lập kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chi tiết cụ thể cho từng chức năng, từng đối tượng và phản ánh đúng thực trạng sử dụng. Gắn với đó, thực hiện trồng rừng mới trên diện tích đất trống được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp đối với cả rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An cho biết, những năm gần đây tốc độ phát triển rừng trên địa bàn tỉnh tăng trưởng khá nhanh. Bình quân mỗi năm, tỉnh trồng được khoảng từ 18.000 – 19.000 ha rừng tập trung, trên 4 triệu cây phân tán.

Tại nhiều địa phương trong tỉnh, nghề rừng đã có bước chuyển biến về tổ chức, cơ cấu sản xuất và nhận thức; nhiệm vụ xã hội hóa nghề rừng có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động trồng rừng có chiều sâu, khắc phục được tình trạng sản xuất quảng canh, năng suất, hiệu quả rừng trồng thấp.

Thống kê cho thấy, năng suất bình quân rừng trồng khi khai thác chính có xu hướng tăng rõ rệt từ mức 13m3/ha/năm vào năm 2016 lên 18m3/ha/năm. Sản lượng gỗ khai thác tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,85%/năm.

Tại Nghệ An, hộ gia đình, cá nhân đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất lâm nghiệp của tỉnh, trực tiếp tham gia sản xuất lâm nghiệp, trong đó có trồng, chăm sóc rừng. Tuy nhiên, hầu hết các hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất còn hạn chế.

Trong khi đó, hiện nay việc quản lý đất lâm nghiệp còn có những tồn tại, như một số diện tích còn chồng chéo giữa quyết định giao đất và thực tế sử dụng đất; có những trường hợp hộ gia đình, cá nhân không xác định được vị trí, phạm vi đất lâm nghiệp đã được giao. Nhiều trường hợp không chú trọng đầu tư chăm sóc phát triển rừng để nâng cao hiệu quả sản xuất…

Nguyễn Văn Nhật

Tin liên quan

Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn khi thu hồi đất rừng bị lấn chiếm

Sau 6 năm triển khai, việc thực hiện Kế hoạch số 1123/KH-UBND ngày 23/3/2017 của UBND tỉnh Gia Lai về việc thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để chuyển sang cây trồng phù hợp với mục đích lâm nghiệp và trồng rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong công tác bảo vệ, phát triển rừng tại địa phương. Công tác này đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức.


Long An trồng mới 650 ha rừng tập trung trong năm 2023

Theo ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng và cây phân tán để lâm nghiệp góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, tỉnh sẽ trồng mới 650 ha rừng tập trung trong năm 2023.


Tuyên Quang thêm những cánh rừng đạt chứng chỉ FSC

Sau 7 năm triển khai thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có trên 43.878 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC). Việc thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người trồng rừng, doanh nghiệp thu mua mà còn giúp bảo vệ môi trường.


“Lợi ích kép” từ trồng rừng gỗ lớn tại Quảng Trị

Quảng Trị là một địa phương có thế mạnh về lâm nghiệp. Để thực hiện mục tiêu trở thành mục tiêu trở thành trung tâm cung cấp nguyên liệu, chế biến gỗ rừng trồng của khu vực miền Trung thì trồng rừng gỗ lớn phục vụ vùng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu được xem là hướng đi mới, đúng đắn. Mô hình không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu toàn cầu.



Đề xuất