Ngày 7/1, cả nước có 16.278 ca mắc COVID-19; Hà Nội tiếp tục nhiều nhất với 2.723 ca

Phỏng tỏa cụm dân cư tại phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa do có ca mắc COVID-19. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN
Phỏng tỏa cụm dân cư tại phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa do có ca mắc COVID-19. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 6/1/2022 đến 16 giờ ngày 7/1/2022, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.278 ca mắc mới, trong đó 24 ca nhập cảnh và 16.254 ca ghi nhận trong nước (giảm 163 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 11.423 ca trong cộng đồng).

Ngày 7/1, cả nước có 16.278 ca mắc COVID-19; Hà Nội tiếp tục nhiều nhất với 2.723 ca ảnh 1Phỏng tỏa cụm dân cư tại phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa do có ca mắc COVID-19. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN



Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.723 ca), Hải Phòng (795 ca), Khánh Hòa (790 ca), Bình Phước (716 ca), Vĩnh Long (699 ca), Cà Mau (676 ca), Bình Định (667 ca), Tây Ninh (583 ca), Trà Vinh (498 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (489 ca), Bến Tre (443 ca), Hải Dương (443 ca), Bắc Ninh (351 ca), Quảng Ninh (345 ca), Hưng Yên (319 ca), Đà Nẵng (309 ca), Thanh Hóa (275 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (263 ca), Hà Giang (263 ca), Lâm Đồng (245 ca), Thừa Thiên Huế (235 ca), Kiên Giang (229 ca), Cần Thơ (213 ca), Bạc Liêu (210 ca), Hòa Bình (197 ca), An Giang (188 ca), Quảng Ngãi (186 ca), Quảng Nam (173 ca), Nam Định (172 ca), Thái Nguyên (165 ca), Bắc Giang (162 ca), Quảng Trị (160 ca), Vĩnh Phúc (157 ca), Hậu Giang (148 ca), Đồng Tháp (135 ca), Thái Bình (132 ca), Nghệ An (131 ca), Đồng Nai (127 ca), Bình Thuận (121 ca), Đắk Nông (106 ca), Phú Thọ (103 ca), Hà Nam (98 ca), Tiền Giang (97 ca), Sơn La (96 ca), Sóc Trăng (91 ca), Yên Bái (73 ca), Phú Yên (56 ca), Quảng Bình (54 ca), Bắc Kạn (53 ca), Bình Dương (52 ca), Ninh Thuận (39 ca), Tuyên Quang (35 ca), Long An, Lai Châu (mỗi địa phương 32 ca), Cao Bằng (31 ca), Lào Cai (27 ca), Kon Tum (23 ca), Điện Biên (21 ca), Gia Lai (2 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (270 ca), Hải Phòng (128 ca), Gia Lai (102 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (443 ca), Vĩnh Long (180 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (111 ca).

Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 16.021 ca/ngày.

Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 30 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Quảng Nam (14 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (11 ca), Thanh Hóa (2 ca), Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng (mỗi địa phương 1 ca).

Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.859.841 ca mắc, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 18.851 ca mắc).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) đã ghi nhận trong nước có 1.853.904 ca, trong đó có 1.476.231 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (506.902 ca), Bình Dương (291.270 ca), Đồng Nai (98.545 ca), Tây Ninh (81.135 ca), Hà Nội (62.174 ca).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 14.633 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.479.048 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.006 ca, trong đó: 4.239 ca thở ô xy qua mặt nạ; 884 ca thở ô xy dòng cao HFNC; 140 ca thở máy không xâm lấn; 723 ca thở máy xâm lấn; 20 ca ECMO.

Ngày 7/1 ghi nhận 233 ca tử vong; tại Thành phố Hồ Chí Minh có 20 ca, trong đó có 2 ca từ các tỉnh chuyển đến là Tiền Giang, Tây Ninh (mỗi địa phương 1 ca).

Các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (23 ca trong 2 ngày ca), Long An (16 ca), Tiền Giang, Vĩnh Long (mỗi địa phương 14 ca), Bình Dương (12 ca), Bến Tre, Cần Thơ, Sóc Trăng (mỗi địa phương 11 ca), An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang (mỗi địa phương 10 ca), Đồng Tháp (9 ca), Tây Ninh (8 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Cà Mau (mỗi địa phương 7 ca), Bình Định, Khánh Hoà, Bình Phước, Bình Thuận (mỗi địa phương 6 ca), Quảng Ngãi, Huế, Đà Nẵng (mỗi địa phương 2 ca), Nghệ An, Gia Lai, Lâm Đồng (mỗi địa phương 1 ca).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 212 ca/ngày.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 33.877 ca, chiếm 1,8% so với tổng số ca mắc.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.839.883 mẫu tương đương 75.500.440 lượt người.

Ngày 6/1 có 804.906 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 157.740.557 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.146.683 liều, tiêm mũi 2 là 70.529.369 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 9.064.505 liều.

*Bộ Y tế bổ sung các thông tin về tiêm liều cơ bản, liều bổ sung, liều nhắc lại vào giấy xác nhận tiêm chủng

Ngày 7/1/2022, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 43/QĐ-BYT sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Theo đó, giấy xác nhận đã tiêm vaccine phòng COVID-19 sẽ có 3 mục. Người dân tiêm vaccine sẽ được cấp giấy xác nhận tiêm vaccine phòng COVID-19 với chi tiết các mũi tiêm.

Cụ thể, liều cơ bản với 3 mũi tiêm. Liều bổ sung 1 mũi tiêm và cuối cùng là liều nhắc lại với 3 mũi tiêm.

Quyết định 43/QĐ-BYT thay thế 3 Phụ lục 4,5,6 bằng các Phụ lục tương ứng, bao gồm: Phụ lục 4. Giấy xác nhận đã tiêm vaccine COVID-19; Phụ lục 5. Mẫu báo cáo kết quả tiêm hàng ngày; Phụ lục 6. Mẫu báo cáo kết thúc đợt triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Các nội dung khác về tổ chức buổi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thực hiện theo Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 của Bộ Y tế.

PV

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm