Ngành nông nghiệp triển khai nhiều giải pháp tiếp cận cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Ngành nông nghiệp triển khai nhiều giải pháp tiếp cận cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Trồng dưa lưới trong nhà màng tại Khu nông nghiệp công nghệ cao qua hệ thống phần mềm quản lý ứng dụng công nghệ cao tại huyện Củ Chi. Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN
Trồng dưa lưới trong nhà màng tại Khu nông nghiệp công nghệ cao qua hệ thống phần mềm quản lý ứng dụng công nghệ cao tại huyện Củ Chi. Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN

Theo đó, xác định công nghệ mà ngành nông nghiệp cần ưu tiên phát triển trong trung hạn và dài hạn để đón đầu các xu hướng công nghệ mới trên thế giới. Rà soát điều chỉnh cơ cấu nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chú trọng đầu tư cho thương mại hoá kết quả khoa học và công nghệ; lấy doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo cho ngành nông nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận và phát triển được các công nghệ sản xuất mới.

Đồng thời, ngành ưu tiên cho nhập khẩu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới; tập trung đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng để nhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ trọng nước, trình độ thiết kế, chế tạo, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp chú trọng nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật quản trị công nghệ và quản lý, quản trị doanh nghiệp; có chính sách khuyến khích lao động trình độ cao từ các viên nghiên cứu, trường đại học tham gia, thực hiện các nhiệm vụ do khu vực doanh nghiệp đặt hàng; tăng cường chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, đảm bảo cung cấp đầu vào về lao động nông nghiệp chất lượng cao cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, chủ động rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; sửa đổi các điều kiện quản lý chuyên ngành đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, bảo đảm min bạch hoá hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ.

Rà soát các chiến lược chương trình hành động, đề xuất xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp với xu thế phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển nông nghiệp thông minh.

Song song đó, tăng cường hội nhập quốc tế, nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức để phát triển nông nghiệp bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia và tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận bình đẳng và hưởng lợi từ các thành quả của cách mạng công nghiệp và tăng trưởng bền vững.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường giao Vụ khoa khọc, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng sâu rộng công nghệ sinh học, công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ viễn thám phục vụ việc phát triển các sản phẩm chủ lực của ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng phát triển bền vững; chú trọng đầu tư cho thương mại hoá kết quả khoa học và công nghệ.

Bên cạnh đó, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan nhằm kết nối và thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia (Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Chương trình sản phẩm quốc gia, Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp, thuỷ sản) và Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030 để tiếp cận năng lực cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng giao các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ xác định công nghệ mà ngành cần ưu tiên phát triển trung và dài hạn để đón đầu các xu hướng công nghệ mới trên thế giới. Ưu tiên cho nhập khẩu và làm chủ công nghệ tiên tiến trên thế giới.

Đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của lĩnh vực, đáp ứng được thực tiễn sản xuất, phù hợp với xu thế cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ thiết thực và hiệu quả việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp.../.
Thành Trung 

Có thể bạn quan tâm