Ngân hàng đã hỗ trợ hơn 350 tỷ đồng cho người chăn nuôi lợn bị dịch tả lợn châu Phi

Ngân hàng đã hỗ trợ hơn 350 tỷ đồng cho người chăn nuôi lợn bị dịch tả lợn châu Phi
Lợn mắc dịch được thống kê về số lượng và trọng lượng trước khi tiêu hủy. Ảnh: Diệp Anh - TTXVN
Lợn mắc dịch được thống kê về số lượng và trọng lượng trước khi tiêu hủy.
Ảnh: Diệp Anh - TTXVN
Theo đó, các tổ chức tín dụng đã thông qua các biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ 68 tỷ đồng, miễn, giảm lãi vay 13 tỷ đồng, cho vay mới 275 tỷ đồng. Ông Nguyễn Quốc Hùng cũng cho biết thêm, từ đầu năm 2019 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành lúa gạo, ngành chăn nuôi lợn do dịch bệnh, ngành tiêu..., như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nâng hạn mức cho vay, xem xét miễn, giảm lãi vay, thu gốc trước lãi sau; tiếp tục cho vay mới phục vụ sản xuất , chuyển đổi cây trồng... Đối với lúa gạo, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, riêng vụ Đông Xuân năm 2019, các tổ chức tín dụng tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long cấp hạn mức tín dụng hơn 24.000 tỷ đồng và đã thực hiện giải ngân cho vay gần 17.000 tỷ đồng cho các tổ chức, cá nhân để thu mua gần 2,7 triệu tấn lúa gạo. Bên cạnh các biện pháp trong thẩm quyền mà các tổ chức tín dụng đang thực hiện, để người dân được hưởng chính sách khoanh nợ bị thiệt hại do thiên tai trên diện rộng, Ngân hàng Nhà nước đề nghị UBND các tỉnh công bố thiên tai trên diện rộng, đồng thời tổng hợp thiệt hại về vốn vay của người dân, gửi Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính để báo cáo Thủ  tướng chính phủ xem xét quyết định khoanh nợ cho các hộ dân theo đúng trình tự quy định tại Nghị định 55, Nghị định 116 của Chính phủ. Trước đó, tháng 3, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số 1901/NHNN-TD, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi.
Thuỳ Dương

Có thể bạn quan tâm