Ngân hàng Chính sách Xã hội Nghệ An hoạt động hiệu quả

Ngân hàng Chính sách Xã hội Nghệ An hoạt động hiệu quả

Nguồn vốn ưu đãi đã góp phần tạo việc làm cho trên 35 nghìn lao động; trên 540 nghìn lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn trang trải chi phí học tập;; hỗ trợ xây dựng hơn 128 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; xây mới và sửa chữa gần 26.388 căn nhà cho hộ nghèo và 1.264 hộ gia đình được vay làm chòi, nhà ở phòng tránh bão, lụt... Tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống còn dưới 8% năm 2015, vượt so với mục tiêu đề ra là 10%. Đây là một con số ấn tượng, thêm một lần nữa khẳng định vai trò và hiệu quả từ các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ.

Dưới đây là một số hình ảnh sử dụng nguồn vốn vay tin dụng ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình ở Nghệ An

Vốn vay ưu đãi giúp nhiều hộ nghèo trong tỉnh Nghệ An có điều kiện nuôi tôm thẻ chân trắng
Vốn vay ưu đãi giúp nhiều hộ nghèo trong tỉnh Nghệ An có điều kiện nuôi tôm thẻ chân trắng
Gia đình chị Trương Thị Hiền và anh Trương Văn Hòa là hai trong số nhiều hộ dân của xóm 13, xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn được vay 30 triệu đồng vốn ưu đãi để mua máy móc, xây dựng lò ép mía nấu mật, giải quyết việc làm cho 5 lao động với thu nhập 200 nghìn đồng/người/ngày
Gia đình chị Trương Thị Hiền và anh Trương Văn Hòa là hai trong số nhiều hộ dân của xóm 13, xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn được vay 30 triệu đồng vốn ưu đãi để mua máy móc, xây dựng lò ép mía nấu mật, giải quyết việc làm cho 5 lao động với thu nhập 200 nghìn đồng/người/ngày
Mỗi ngày lò mật mía của gia đình chị Hiền, anh Hòa sản xuất 3 phi mật, mang lại giá trị kinh tế rất cao
Mỗi ngày lò mật mía của gia đình chị Hiền, anh Hòa sản xuất 3 phi mật, mang lại giá trị kinh tế rất cao
Với chất lượng lượng cao, đảm bảo, mật mía nơi đây được mọi người tiêu dùng ưa chuộng
Với chất lượng lượng cao, đảm bảo, mật mía nơi đây được mọi người tiêu dùng ưa chuộng
Chị Trương Thị Lý ở xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn đầu tư vốn vay 30 triệu đồng vào chăn nuôi lợn, nay đã thoát nghèo
Chị Trương Thị Lý ở xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn đầu tư vốn vay 30 triệu đồng vào chăn nuôi lợn, nay đã thoát nghèo
Còn gia đình ông Đinh Bình Ngọc cũng ở xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn vay 30 triệu đồng nuôi dê và trồng 150 gốc cam
Còn gia đình ông Đinh Bình Ngọc cũng ở xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn vay 30 triệu đồng nuôi dê và trồng 150 gốc cam
Gia đình ông Hoàng Văn Hoạt ở xã Phú Thành, huyện Yên Thành sử dụng 20 triệu đồng vốn vay từ chương trình giải quyết việc làm nuôi 500 con vịt đẻ
Gia đình ông Hoàng Văn Hoạt ở xã Phú Thành, huyện Yên Thành sử dụng 20 triệu đồng vốn vay từ chương trình giải quyết việc làm nuôi 500 con vịt đẻ
Ở xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên có gia đình ông Ngô Xuân Nam vay 25 triệu đồng để chăn nuôi bò sinh sản. Từ một con giống ban đầu, nhờ khéo tay, hay làm, công sức của ông đã được đền đáp khi bò mẹ sinh thêm bê con
Ở xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên có gia đình ông Ngô Xuân Nam vay 25 triệu đồng để chăn nuôi bò sinh sản. Từ một con giống ban đầu, nhờ khéo tay, hay làm, công sức của ông đã được đền đáp khi bò mẹ sinh thêm bê con
Nguồn vốn ưu đãi được nhiều đoàn viên, thanh niên ở các huyện miền núi phía Tây Nghệ An sử dụng vào phát triển kinh tế trang trại, trồng cam, chanh, chuối. Trong ảnh: anh Phan Hoàng Đồng ở xã Bồng Khê, huyện Con Cuông vay vốn trồng cam Vinh mang lại hiệu quả kinh tế cao
Nguồn vốn ưu đãi được nhiều đoàn viên, thanh niên ở các huyện miền núi phía Tây Nghệ An sử dụng vào phát triển kinh tế trang trại, trồng cam, chanh, chuối. Trong ảnh: anh Phan Hoàng Đồng ở xã Bồng Khê, huyện Con Cuông vay vốn trồng cam Vinh mang lại hiệu quả kinh tế cao

Có thể bạn quan tâm