Ngăn chặn vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm qua biên giới

Nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam, ngành thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tập trung tăng cường kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định pháp luật; tăng cường giám sát chủ động, phát hiện sớm các ổ dịch cúm gia cầm để xử lý, không để dịch lây lan trên diện rộng.

Ngan chan van chuyen, buon ban trai phep gia cam qua bien gioi hinh anh 1Vịt nuôi lấy trứng được cán bộ thú y xã Thông Bình, huyện Tân Hồng tiêm vaccine cúm gia cầm. Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng phối hợp với các địa phương và các bộ, ngành có liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp địa phương tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành luật, Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025".

Bộ cũng đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng biển, đường sông... để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép vào Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh biên giới phía Nam.

Trường hợp bắt các lô hàng động vật, sản phẩm động vật vận chuyển bất hợp pháp thì phải tiêu hủy ngay (trước khi tiêu hủy, cần lấy mẫu gửi các cơ quan thú y để xét nghiệm bệnh).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã giao giao Cục Thú y và đơn vị liên quan tổ chức các đoàn công tác đến các địa phương kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc phòng, chống dịch bệnh; chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nước để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và giải pháp phòng, chống dịch bệnh.

Hiện nay, việc quản lý kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật còn nhiều khó khăn, tồn tại, bất cập. Đó là chính quyền một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến quản lý vận chuyển và kiểm soát giết mổ động vật, chưa ban hành kế hoạch xây dựng mạng lưới giết mổ động vật theo quy định của Luật Thú y.

Hiện cả nước có 463 cơ sở giết mổ động vật tập trung và trên 24.000 nhỏ lẻ giết mổ động động vật, cơ sở vật chất cơ sở giết mổ chưa bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật và bố trí nguồn lực tài chính cho quản lý giết mổ, an toàn thực phẩm còn rất nhiều hạn chế…


Bích Hồng

Tin liên quan

Sóc Trăng nhiều giải pháp phòng chống cúm gia cầm

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng, toàn tỉnh hiện có trên 7,616 triệu con gia cầm; trong đó, đàn vịt gần 3 triệu con, còn lại đàn gà trên 4 triệu con; hiện tiêm phòng trên địa bàn tỉnh đạt trên 95%, còn lại chưa tới tuổi tiêm phòng. Hiện nay tình hình thời tiết nắng nóng vào ban ngày, lạnh về đêm (mức nhiệt chênh lệch ngày và đêm quá lớn) nên sức đề kháng gia cầm giảm làm tăng nguy cơ mắc bệnh.


Người dân không chủ quan trước nguy cơ cúm gia cầm có thể xâm nhập vào nước ta

Đánh giá nguy cơ cúm A(H5N1) có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người là rất lớn, Bộ Y tế đã có công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người. Đánh giá nguy cơ cúm A(H5N1) có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người là rất lớn, Bộ Y tế đã có công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.


Bộ Y tế: Nguy cơ cúm gia cầm có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người là rất lớn

Campuchia mới đây thông báo ghi nhận 2 trường hợp mắc cúm gia cầm A(H5N1) tại tỉnh Prey Veng, trong đó có một trường hợp đã tử vong. Đây là những ca bệnh cúm A(H5N1) trên người mới nhất tại Campuchia kể từ năm 2014. Theo Bộ Y tế, nước ta vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người nhất là trong điều kiện thời tiết hiện nay đang ở giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển.


Ninh Thuận ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm

Trước dự báo nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm có khả năng lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng, nhất là trong dịp cuối năm 2022, tỉnh Ninh Thuận đã chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để phòng, chống, nhằm hạn chế thấp nhất virus cúm gia cầm lây nhiễm và gây tử vong cho người, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.



Đề xuất