Nét văn hóa độc đáo Lễ hội thổi cơm thi làng Thị Cấm

Nét văn hóa độc đáo Lễ hội thổi cơm thi làng Thị Cấm
Tham gia lễ hội thổi cơm, các đội sẽ thi nấu được một nồi cơm chín dẻo, thơm và trong thời gian nhanh nhất để dâng lên thành hoàng làng và các vị thần linh. Ảnh: Hữu Hải.
Tham gia lễ hội thổi cơm, các đội sẽ thi nấu được một nồi cơm chín dẻo, thơm và trong thời gian nhanh nhất để dâng lên thành hoàng làng và các vị thần linh. Ảnh: Hữu Hải. 

Đây là một phong tục độc đáo của làng mỗi dịp xuân về, để cầu chúc cho dân làng một năm mới ấm no, hạnh phúc, mọi nhà bình yên.
 
Trước cuộc thi, các đội chuẩn bị những mồi rơm để kéo lửa thổi cơm. Ảnh: Hữu Hãi
Trước cuộc thi, các đội chuẩn bị những mồi rơm để kéo lửa thổi cơm.
Ảnh: Hữu Hãi 

Lễ hội văn hóa truyền truyền thống được tổ chức để tưởng nhớ công ơn của vị thành hoàng làng Phan Tây Nhạc. Tương truyền, ông là tướng quân của Vua Hùng Vương thứ 18. Bên cạnh tài điều binh khiển tướng, ông còn thường xuyên tổ chức thổi cơm thi để chọn người hậu cần tài giỏi. Cho đến nay, Lễ hội thổi cơm thi vẫn là lễ hội vô cùng độc đáo, gắn bó với phong tục tập quán của người Việt và tô đậm thêm truyền thống văn hóa giữ nước của cha ông.
 
Trước khi vào cuộc, các cụ bô lão trong làng kiểm tra dụng cụ kéo lửa bằng bùi nhùi rơm và cật tre. Ảnh: Hữu Hải
Trước khi vào cuộc, các cụ bô lão trong làng kiểm tra dụng cụ kéo lửa bằng bùi nhùi rơm và cật tre. Ảnh: Hữu Hải 
 
Mỗi đội cử ra 1 thiếu niên thi chạy đi lấy nước ở bờ sông Nhuệ về để nấu cơm. Ảnh: An Đạt
Mỗi đội cử ra 1 thiếu niên thi chạy đi lấy nước ở bờ sông Nhuệ về để nấu cơm. Ảnh: An Đạt 
 
Các đội cử những người khỏe mạnh để kéo lửa. Thổi vào bó rơm để lửa bén to hơn. Đội nào phát ra khói và tạo ra lửa sớm nhất sẽ giành chiến thắng. Ảnh: An Đạt
Các đội cử những người khỏe mạnh để kéo lửa. Thổi vào bó rơm để lửa bén to hơn. Đội nào phát ra khói và tạo ra lửa sớm nhất sẽ giành chiến thắng. Ảnh: An Đạt 
 
Mỗi đội sẽ được phát 1 kg thóc để thi. Các thanh niên đem thóc vào cối giã. Sau đó, những người phụ nữ khéo tay sẽ sàng sảy trấu để loại bỏ hạt thóc và sạn, cùng làm cho gạo trắng ra để đem đi nấu cơm. Ảnh: An Đạt.
Mỗi đội sẽ được phát 1 kg thóc để thi. Các thanh niên đem thóc vào cối giã. Sau đó, những người phụ nữ khéo tay sẽ sàng sảy trấu để loại bỏ hạt thóc và sạn, cùng làm cho gạo trắng ra để đem đi nấu cơm. Ảnh: An Đạt. 
 
Những nồi cơm được làm bằng đồng thau, đun bằng rơm và cây tre khô của làng và được vùi trong đống tro cho cơm chín đều và thơm. Ảnh: An Đạt
Những nồi cơm được làm bằng đồng thau, đun bằng rơm và cây tre khô của làng và được vùi trong đống tro cho cơm chín đều và thơm. Ảnh: An Đạt 
 
Sau khoảng 30 phút, thành viên của ban giám khảo là các cụ trong làng sẽ đi chọc từng đống rơm để tìm các nồi cơm. Ảnh: An Đạt
Sau khoảng 30 phút, thành viên của ban giám khảo là các cụ trong làng sẽ đi chọc từng đống rơm để tìm các nồi cơm. Ảnh: An Đạt
 
Các nồi cơm khi được tìm thấy sẽ được mang vào điình làm lễ cúng thành hoàng làng và các thần linh. Ảnh: An Đạt
 Các nồi cơm khi được tìm thấy sẽ được mang vào điình làm lễ cúng thành hoàng làng và các thần linh. Ảnh: An Đạt
 
Các thành viên ban giám khảo nhìn bằng mắt và dùng tay bấm thử vài hạt cơm để chấm điểm. Nồi cơm nào trắng, dẻo, thơm ngon nhất sẽ giành chiến thắng. Ảnh: An Đạt
Các thành viên ban giám khảo nhìn bằng mắt và dùng tay bấm thử vài hạt cơm để chấm điểm. Nồi cơm nào trắng, dẻo, thơm ngon nhất sẽ giành chiến thắng. Ảnh: An Đạt          
 
Các đội đạt giải tại cuộc thi. Ảnh: Hữu Hải
Các đội đạt giải tại cuộc thi. Ảnh: Hữu Hải 

                              Hữu Hải - An Đạt    

Có thể bạn quan tâm