Nét mới trong phát triển kinh tế ở A Lưới

Nét mới trong phát triển kinh tế ở A Lưới
Nghề dệt zèng không chỉ là nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tà Ôi, huyện miền núi A Lưới mà còn là công việc giúp một bộ phận người dân nơi đây có việc làm ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo. Ảnh: Hồ Cầu
Nghề dệt zèng không chỉ là nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tà Ôi, huyện miền núi A Lưới mà còn là công việc giúp một bộ phận người dân nơi đây có việc làm ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo. Ảnh: Hồ Cầu

Huyện A Lưới có độ cao 680 m - 1.150 m so với mực nước biển, nằm giữa hai dãy Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây, thời tiết đặc thù tạo ra các thảm thực vật khác biệt. Nắm bắt lợi thế đó, huyện đã triển khai đề án phát triển đàn bò, phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn bò đạt 10.000 con, làm cơ sở xây dựng thương hiệu “Thịt bò A Lưới”. Đến nay, sau 3 năm thực hiện đề án, A Lưới đã có đàn bò hơn 1.000 con; diện tích trồng cỏ khoảng 20 ha, chủ yếu ở các xã: Hồng Thượng, Hồng Quảng, Phú Vinh...

Dù đời sống kinh tế còn hạn chế nhưng đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện A Lưới rất có ý thức trong việc đóng góp sức người, sức của xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ cảnh quan, môi trường sạch đẹp. Ảnh: Hồ Cầu
Dù đời sống kinh tế còn hạn chế nhưng đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện A Lưới rất có ý thức trong việc đóng góp sức người, sức của xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ cảnh quan, môi trường sạch đẹp. Ảnh: Hồ Cầu

Là nơi hội tụ sắc màu văn hóa của cộng đồng người Tà Ôi, Pa Kô, Cơ-tu, Pa Hy và Kinh, cùng với nhiều điểm du lịch hấp dẫn, A Lưới được xác định là cụm du lịch thứ 3 của tỉnh Thừa Thiên - Huế, nằm trong danh mục dự án đầu tư phát triển du lịch với tổng số vốn 25 triệu USD, thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020. Đến với A Lưới, du khách được trải nghiệm loại hình du lịch homestay trong những ngôi nhà sàn truyền thống; được tận mắt chứng kiến đôi bàn tay khéo léo của phụ nữ Tà Ôi thoăn thoắt bên khung dệt thổ cẩm hay hòa mình vào các lễ hội tiêu biểu theo đúng phong tục, tập quán của người dân tộc như: Lễ mừng lúa mới, lễ giỗ tổ tiên, lễ hội cầu mùa, lễ mừng nhà mới...
Khôi phục nghề dệt chiếu truyền thống bằng lá dứa, góp phần gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc ở huyện A Lưới. Ảnh: Hồ Cầu
Khôi phục nghề dệt chiếu truyền thống bằng lá dứa, góp phần gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc ở huyện A Lưới. Ảnh: Hồ Cầu

Thác A Nôr nằm cách trung tâm huyện A Lưới khoảng 3 km, thuộc làng Việt Tiến, xã Hồng Kim, là một điểm đến hấp dẫn mỗi khi du khách có dịp dừng chân ở A Lưới. Ảnh: Hồ Cầu
Thác A Nôr nằm cách trung tâm huyện A Lưới khoảng 3 km, thuộc làng Việt Tiến, xã Hồng Kim, là một điểm đến hấp dẫn mỗi khi du khách có dịp dừng chân ở A Lưới. Ảnh: Hồ Cầu

Bên cạnh đó, huyện đang kêu  gọi các doanh nghiệp đầu tư vào một số điểm du lịch trọng điểm như: Khu du lịch sinh thái thác A Nôr, Khu du lịch sinh thái suối Pâr Le, Điểm du lịch khoáng nóng A Roàng... A Lưới cũng đã khôi phục hơn 10 ha cây sim rừng tự nhiên để thu hút du khách, đồng thời trồng mới thêm gần 30 ha sim tại các xã: Hồng Thượng, Hồng Hạ, Hương Phong…

Đời sống đồng bào dân tộc ở huyện A Lưới đã thay đổi nhiều nhờ người dân nơi đây từ bỏ các phương thức sản xuất cũ, thực hiện các mô hình kinh tế mới. Ảnh: Hồ Cầu Huyện A Lưới chủ trương phát triển đàn bò đến năm 2020 đạt 10.000 con, làm cơ sở xây dựng thương hiệu "Thịt bò A Lưới". Ảnh: Hồ Cầu Là địa phương có tiềm năng lớn về diện tích đồi núi để trồng sim, trái sim được kỳ vọng là loại trái giảm nghèo bền vững trên quê hương A Lưới. Ảnh: Hồ Cầu
Đời sống đồng bào dân tộc ở huyện A Lưới đã thay đổi nhiều nhờ người dân nơi đây từ bỏ các phương thức sản xuất cũ, thực hiện các mô hình kinh tế mới. Ảnh: Hồ Cầu
 
Đời sống đồng bào dân tộc ở huyện A Lưới đã thay đổi nhiều nhờ người dân nơi đây từ bỏ các phương thức sản xuất cũ, thực hiện các mô hình kinh tế mới. Ảnh: Hồ Cầu Huyện A Lưới chủ trương phát triển đàn bò đến năm 2020 đạt 10.000 con, làm cơ sở xây dựng thương hiệu "Thịt bò A Lưới". Ảnh: Hồ Cầu Là địa phương có tiềm năng lớn về diện tích đồi núi để trồng sim, trái sim được kỳ vọng là loại trái giảm nghèo bền vững trên quê hương A Lưới. Ảnh: Hồ Cầu
Huyện A Lưới chủ trương phát triển đàn bò đến năm 2020 đạt 10.000 con, làm cơ sở xây dựng thương hiệu "Thịt bò A Lưới". Ảnh: Hồ Cầu
 
Đời sống đồng bào dân tộc ở huyện A Lưới đã thay đổi nhiều nhờ người dân nơi đây từ bỏ các phương thức sản xuất cũ, thực hiện các mô hình kinh tế mới. Ảnh: Hồ Cầu Huyện A Lưới chủ trương phát triển đàn bò đến năm 2020 đạt 10.000 con, làm cơ sở xây dựng thương hiệu "Thịt bò A Lưới". Ảnh: Hồ Cầu Là địa phương có tiềm năng lớn về diện tích đồi núi để trồng sim, trái sim được kỳ vọng là loại trái giảm nghèo bền vững trên quê hương A Lưới. Ảnh: Hồ Cầu
Là địa phương có tiềm năng lớn về diện tích đồi núi để trồng sim, trái sim được kỳ vọng là loại trái giảm nghèo bền vững trên quê hương A Lưới. Ảnh: Hồ Cầu

Để nâng cao đời sống đồng bào, A Lưới tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, trong đó đẩy mạnh các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, tập quán sản xuất, đặc biệt là mô hình kết hợp vườn - ao - chuồng - rừng. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung khai thác tốt tiềm năng và lợi thế, A Lưới chắc chắn sẽ phát triển mạnh trong tương lai không xa.
Hồ Cầu

Có thể bạn quan tâm