Nét mới ở vùng ven đô Sóc Trăng

Niềm vui của học sinh Trường trung học cơ sở Tôn Đức Thắng ở phường 5, thành phố Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu
Niềm vui của học sinh Trường trung học cơ sở Tôn Đức Thắng ở phường 5, thành phố Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Sau 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng, các phường, xã ven đô thành phố Sóc Trăng đang đổi thay mạnh mẽ. Từ khu vực nông thôn khó khăn, những vùng đất này đã thực sự “hòa mình” vào nhịp sống năng động, diện mạo nông thôn đổi thay từng ngày…

Nét mới ở vùng ven đô Sóc Trăng ảnh 1Niềm vui của học sinh Trường trung học cơ sở Tôn Đức Thắng ở phường 5, thành phố Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Trong không khí náo nức chuẩn bị cho Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII - năm 2022, theo lời hẹn với ông Triệu Hoàng Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) phường 10, chúng tôi đến phường 10, nơi có trên 63% dân số là người Khmer. Vui vẻ tiếp đón chúng tôi, ông Thanh cho biết, được Nhà nước quan tâm đầu tư nên đời sống người dân trong phường đã thực sự khởi sắc với thu nhập bình quân đạt 60 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,3%. Đặc biệt, phường 10 không còn nhà lá, thay vào đó là những căn nhà kiên cố khang trang.

Nét mới ở vùng ven đô Sóc Trăng ảnh 2Giao thông ở các phường ven thành phố Sóc Trăng giờ đã được bê tông hóa rộng rãi đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Ảnh: An Hiếu

Đến thăm gia đình bà Lý Thị Thu Hiền ở khóm 1, phường 10, chúng tôi thấy rõ hơn những đổi thay nơi đây. Được chính quyền hỗ trợ vốn, con giống, kỹ thuật…, gia đình bà Hiền đã đầu tư kinh doanh nhỏ và chăn nuôi bò sữa. Đến nay, gia đình bà đã có đàn bò 20 con, thu hoạch khoảng 100 lít sữa/ngày. Thu nhập từ chăn nuôi và kinh doanh nhỏ đã giúp cải thiện rõ rệt cuộc sống của gia đình bà Hiền. Cùng đi với chúng tôi, ông Dương Quốc Tiến, Chủ tịch Hội Nông dân phường 10 chia sẻ thêm: Hội có 589 hội viên, trong đó 164 hội viên là hộ nông dân sản xuất giỏi các cấp. Thu nhập của các hộ bình quân đạt từ 200 - 500 triệu đồng/năm.

Nét mới ở vùng ven đô Sóc Trăng ảnh 3Vẻ đẹp nguy nga, lộng lẫy của chùa Som Rong ở phường 5, thành phố Sóc Trăng, nơi để du khách trải nghiệm những tinh hoa văn hóa độc đáo, nghệ thuật kiến trúc đặc sắc của người Khmer Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Có gần 90% dân số là người Khmer nhưng từ cuối năm 2020, phường 5 đã không còn hộ nghèo. Ông Nguyễn Hồng Hiếu, Chủ tịch UBND phường 5 cho biết, nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nên phường 5 hiện có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả như: cánh đồng lúa cao sản, đặc sản; mô hình trồng màu áp dụng kỹ thuật mới; hơn 50 cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ… Nhiều hộ vừa trồng lúa, trồng màu, vừa kinh doanh đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Điển hình như hộ ông Trần Minh Thuận với 150 công ruộng lúa, hoa màu, sản xuất và kinh doanh nhỏ, hiện có thu nhập bình quân từ 700 triệu - 1 tỷ đồng/năm.

Nét mới ở vùng ven đô Sóc Trăng ảnh 4Khám bệnh cho bà con Khmer ở Trạm y tế phường 10, thành phố Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu
Nét mới ở vùng ven đô Sóc Trăng ảnh 5Ông Trần Minh Thuận, người Khmer ở khóm 3, phường 5, thành phố Sóc Trăng là một trong những nông dân điển hình vượt khó, vươn lên làm giàu. Ảnh: An Hiếu
Nét mới ở vùng ven đô Sóc Trăng ảnh 6Cán bộ nông nghiệp thành phố Sóc Trăng tham quan mô hình nuôi bò sữa đem lại hiệu quả kinh tế cao của hộ gia đình anh Thạch Minh Dương, người Khmer ở phường 10. Ảnh: An Hiếu

Tích cực phát triển sản xuất, không ngừng chăm lo đời sống người dân, phường 5, phường 10 và nhiều phường ven đô khác đã có những đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng chung của thành phố Sóc Trăng. Giai đoạn 2018 - 2020, thành phố Sóc Trăng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,81%; thu nhập bình quân đạt 88,9 triệu đồng/người/năm, cao hơn 1,4 lần so với thu nhập bình quân cả nước. Năm 2021 vừa qua, trong bối cảnh dịch COVID-19 nhưng kinh tế của thành phố Sóc Trăng vẫn duy trì ở mức tăng trưởng khá, thu nhập bình quân của người dân vượt chỉ tiêu Nghị quyết và tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020.

Thu Hương – An Hiếu

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm