Nét đẹp thổ cẩm

Phụ nữ Bahnar ở làng Pơ Nang luôn có ý thức gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống . Ảnh: Hồng Điệp
Phụ nữ Bahnar ở làng Pơ Nang luôn có ý thức gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống . Ảnh: Hồng Điệp

Pơ Nang là một trong 3 làng của xã Tú An, thị xã An Khê (Gia Lai) còn nhiều chị em người Bahnar biết dệt thổ cẩm. Để lưu giữ và phát triển nét đẹp văn hóa này, họ đã cùng nhau thành lập Câu lạc bộ dệt thổ cẩm xã Tú An.

Nét đẹp thổ cẩm ảnh 1Phụ nữ Bahnar ở làng Pơ Nang luôn có ý thức gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống . Ảnh: Hồng Điệp

Sau 3 năm hoạt động, từ 10 người ban đầu, đến nay, câu lạc bộ dệt đã có 50 chị em, người nhiều tuổi nhất là nghệ nhân Đinh Thị Puốt (80 tuổi), người ít tuổi nhất còn đang theo học cấp 2. Trong quá trình đào tạo, cùng với sự chăm chỉ và tâm huyết, những sản phẩm làm ra ngày càng đẹp hơn, đa dạng hơn với họa tiết, hoa văn vừa hiện đại, vừa mang phong cách riêng của phụ nữ Bahnar trên vùng đất đại ngàn.

Nét đẹp thổ cẩm ảnh 2Câu lạc bộ dệt thổ cẩm của phụ nữ Bahnar ở làng Pơ Nang, xã Tú An, thị xã An Khê (Gia Lai). Ảnh: Ngọc Điệp
Nét đẹp thổ cẩm ảnh 3Thiếu nữ Bahnar rất thích ngồi trong những ngôi nhà Rông để học dệt thổ cẩm và nghe các già làng kể về văn hóa, lịch sử buôn làng. Ảnh: Hồng Điệp

Ông Trần Thanh Cảnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tú An cho biết, chính quyền địa phương sẽ đưa sản phẩm thổ cẩm của xã vào chương trình Mỗi xã một sản phẩm, qua đó vừa giúp chị em có thêm thu nhập, vừa góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Hồng Điệp

(DTMN)
Dân tộc Ba Na Dân tộc Ba Na

Tên tự gọi: Ba Na.

Tên gọi khác: Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông...

Nhóm địa phương: Rơ Ngao, Rơ Lơng (hay Y Lăng), Tơ Lô, Gơ Lar Krem.

Dân số: 227.716 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).

Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).

Lịch sử: Dân tộc Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên đã kiến lập nên nền văn hoá độc đáo ở đây. Họ là tộc người có dân số đông nhất, chiếm vị trí rất quan trọng trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội ở các cao nguyên miền Trung nước ta.

Hoạt động sản xuất: Người Ba Na canh tác lúa trên ruộng khô và rẫy. Cái cuốc là công cụ chủ yếu trong canh tác nông nghiệp ở tộc người này. Với ruộng khô thì việc thâm canh không bỏ hóa là đặc điểm khác với rẫy. Ruộng khô thường ở vùng ven sông suối. Từ đầu thế kỷ XX, việc làm ruộng nước bằng cày đã ngày càng phát triển ở nhiều nơi. Vườn chuyên canh và vườn đa canh cũng xuất hiện từ lâu. Công việc chăn nuôi và các nghề thủ công như: đan, dệt, gốm, rèn còn chưa phát triển.

: Ðịa bàn cư trú của người Ba Na trải rộng trên các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và miền Tây của Bình Ðịnh, Phú YênKhánh Hòa. Họ cư trú trên nhà sàn, cửa ra vào mở về phía mái, trên hai đầu đốc đều có trang trí hình sừng, ở giữa làng được xây cất một ngôi nhà công cộng - nhà làng, nhà rông với hai mái vồng và cao vút. Ðó là nhà khách của làng, nơi diễn ra mọi sinh hoạt chung của cộng đồng làng như giáo dục thanh thiếu niên, tổ chức nghi lễ, hội làng, xử án...

Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu là cái gùi cõng trên lưng, cho nam, nữ và cho mọi lứa tuổi. Gùi nhiều kích cỡ to nhỏ và nhiều chủng loại, đan mau và thưa nhưng đều theo một mô típ cổ truyền.

Quan hệ xã hội: Làng là đơn vị xã hội hoàn chỉnh và duy nhất. Tàn dư mẫu hệ vẫn thể hiện rõ trong quan hệ gia đình, tộc họ và trong hôn nhân. Sự tan rã của chế độ mẫu hệ ở đây đã nâng cao địa vị của nam giới nhưng phía mẹ vẫn gần gũi hơn. Sau hôn nhân còn phổ biến tập quán cư trú phía nhà vợ. Xã hội có người giàu, người nghèo và tôi tớ.

Theo cema.gov.vn

Có thể bạn quan tâm