Nâng cao nhận thức để ngăn chặn tình trạng mua, bán người

Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương phát biểu tại buổi truyền thông. Ảnh: Minh Thu- TTXVN
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương phát biểu tại buổi truyền thông. Ảnh: Minh Thu- TTXVN

Chiều 9/8, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hải Phòng tổ chức truyền thông về phòng, chống mua bán người và di cư trái phép dành cho hội viên, phụ nữ và nhân dân.

Nâng cao nhận thức để ngăn chặn tình trạng mua, bán người ảnh 1Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương phát biểu tại buổi truyền thông. Ảnh: Minh Thu- TTXVN

Tại buổi truyền thông, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương cho biết, trong những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người trên thế giới và trong khu vực diễn biến khá phức tạp. Tính riêng tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công an, trong 6 tháng đầu năm 2022, cả nước đã phát hiện, điều tra 33 vụ với 75 đối tượng phạm tội mua bán người.

Đáng chú ý, không chỉ trẻ em gái và lao động nữ mà cả lao động nam và trẻ em trai cũng bị lừa bán thông qua việc đáp ứng nhu cầu tìm việc làm hay các mối quan hệ trên mạng xã hội. Nạn nhân bị mua bán bằng những thủ đoạn tinh vi, dẫn đến bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, kết hôn ngoài ý muốn. Những hành vi này ảnh hưởng lớn đến đời sống, sức khỏe của nạn nhân và gia đình, xâm hại đến những quyền cơ bản nhất của con người, tác động trở ngại đến nhiều mặt của đời sống xã hội.

Nâng cao nhận thức để ngăn chặn tình trạng mua, bán người ảnh 2Các em học sinh tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng tiếp nhận tờ rơi tuyên truyền phòng, chống mua bán người và di cư trái phép. Ảnh: Minh Thu- TTXVN

Để nâng góp phần nâng cao nhận thức của hội viên, các cấp Hội đã sử dụng internet, nhất là mạng xã nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người. Các cấp Hội Phụ nữ hiện lập gần 2 nghìn trang fanpage Facebook, hơn 11 nghìn nhóm Zalo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức hoạt động Hội. Các cổng thông tin điện tử, trang mạng xã hội là diễn đàn quan trọng để Hội lắng nghe tâm tư của hội viên, phụ nữ và là nguồn thông tin chính thống cung cấp kiến thức, kỹ năng toàn diện cho hội viên, phụ nữ và nhân dân, đồng thời tạo hiệu ứng lan tỏa trong các tầng lớp phụ nữ, cộng đồng xã hội về phòng, chống mua bán người.

Các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội về phòng, chống mua bán người với các hình thức mới mẻ, nội dung hấp dẫn cũng được triển khai, đã thu hút được hàng triệu lượt tiếp cận từ công chúng trên khắp cả nước.

Nâng cao nhận thức để ngăn chặn tình trạng mua, bán người ảnh 3Sân khấu hóa nội dung tuyên truyền về thực trạng mua bán người. Ảnh: Minh Thu- TTXVN

Ngoài ra, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp cũng ưu tiên triển khai nhiều hoạt động truyền thông, giáo dục phòng ngừa mua bán người tại cộng đồng, tư vấn cho phụ nữ có ý định di cư, định kết hôn với người nước ngoài, trực tiếp hỗ trợ nạn nhân, xây dựng các mô hình truyền thông về phòng, chống mua bán người phù hợp tình hình thực tế tại địa phương, hỗ trợ sinh kế tại chỗ để hội viên phụ nữ không nảy sinh ý định di cư hoặc xuất cảnh trái phép đi làm ăn, lao động, kết hôn tại nước ngoài.

Bà Nguyễn Thị Minh Hương mong muốn, thông qua buổi truyền thông, hội viên, phụ nữ và nhân dân được trang bị thêm kiến thức về phòng, chống mua bán người, di cư trái phép; đồng thời nhận biết những phương thức, thủ đoạn và hậu quả nghiêm trọng của tội phạm mua bán người trên không gian mạng, nêu cao tinh thần cảnh giác để phòng, chống vấn nạn này, mang lại xã hội an toàn cho tất cả mọi người.

Thiếu tá Vũ Hữu Hiệu, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hải Phòng thông tin về thực trạng và nêu một số giải pháp để hạn chế tình trạng mua bán người, di cư trái phép.

Nâng cao nhận thức để ngăn chặn tình trạng mua, bán người ảnh 4Đại diện Công an Hải Phòng thông tin về thực trạng và chia sẻ giải pháp để chống mua bán người và di cư trái phép. Ảnh: Minh Thu- TTXVN

Theo Thiếu tá Vũ Hữu Hiệu, 6 tháng đầu năm 2022, Công an Hải Phòng đã triệt phá 2 đường dây mua bán người trong nội địa. Trong thời gian này, Công an Hải Phòng còn tiếp nhận 9 đơn trình báo của công dân về việc có thân nhân bị nghi lừa bán, đưa sang làm việc trong các công ty đánh bạc trực tuyến tại Campuchia. Các đối tượng mua bán người hướng tới là thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, hứa hẹn môi giới tìm việc làm “việc nhẹ lương cao” hoặc bị lừa thông qua hình thức “kết hôn qua môi giới”.

Thiếu tá Vũ Hữu Hiệu đề xuất một số giải pháp để hạn chế tình trạng này như: Tăng cường công tác tuyên truyền, tập trung vào nhóm trẻ em có trình độ học vấn, nhận thức chưa hoàn thiện.

Lực lượng nghiệp vụ công an cần tăng cường kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu, tạm trú, kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện như nhà nghỉ, khách sạn, đặc biệt là ở khu vực biên giới để chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hoạt động mua bán người.

Minh Thu

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm