Nâng cao hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018

Nâng cao hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018
Quang cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN
 Quang cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN
Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận sôi nổi nhiều khía cạnh trong chính sách giảm nghèo. Đa số đại biểu khẳng định, nhận thức của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực dân tộc đều được cải thiện rõ rệt những năm gần đây. Tuy nhiên, trong chính sách công tác dân tộc đang có nhiều vướng mắc, tồn tại hạn chế, chính điều này dẫn đến hiệu quả không cao. Ngoài ra, có một số ý kiến cho rằng còn có nhiều đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo còn trông chờ, ỷ lại, không muốn thoát nghèo… Theo báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong giai đoạn 2012 - 2018 ngân sách Trung ương đã bố trí để thực hiên Chương trình giảm nghèo bền vững là 47.411,162 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn từ năm 2012 - 2015 là 25.813,605 tỷ đồng, còn giai đoạn 2016 - 2028 là 21.597,557 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2016 - 2018 chương trình giảm nghèo bền vững đã đạt được một số kết quả nhất định như: tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân giảm 1,55%/năm, tương ứng giảm 1.047.452 hộ; tỷ lệ nghèo các huyện nghèo giảm bình quân 5,5%/năm; các xã đặc biệt khó khăn giảm từ 3-4% mỗi năm. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân 3-4% mỗi năm. Trong đó, tính đến năm 2018 có 8/64 huyện, được công nhận thoát nghèo; 14/30 huyện nghèo hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a thoát khỏi tình trạng khó khăn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này lại bổ sung 13 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a. Như vậy, hiện nay cả nước có 56 huyện nghèo 30a và 29 huyện được hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a. Kết luận hội nghị, Đồng chí Hà Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát, cho biết: Hội thảo đã nhận được 19 ý kiến góp ý từ các đại biểu, trong đó nhiều ý kiến đã phân tích và đi sâu về những vấn đề cụ thể, sâu sắc, xác đáng, đáng chú ý có một số ý kiến đưa ra cần phải xem xét kỹ. Một vài ý kiến cho rằng nhận thức cấp chiến lược về chính sách giảm nghèo chưa đúng với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; cách vận hành, thực hiện chính sách còn gặp nhiều hạn chế, tồn tại; nhiều địa phương thường kêu khó khăn về kinh phí nhưng chỉ tiêu giảm nghèo đều vượt… Nhận xét về Dự thảo, đồng chí Hà Ngọc Chiến cho biết, Dự thảo cần tiếp tục hoàn thiện, trong đó cần chú ý đến một vài số liệu còn thiếu, chưa tách riêng được và chênh giữa các cơ quan chức năng, đặc biệt cần phải có đánh giá từng phần và tổng thể vấn đề…
Võ Văn Dũng

Có thể bạn quan tâm