Nâng cao giá trị thương hiệu khóm "Cầu Đúc"

Nâng cao giá trị thương hiệu khóm "Cầu Đúc"

Ngành nông nghiệp cũng như người trồng khóm "Cầu Đúc" đã nỗ lực xây dựng các mô hình thí điểm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và nâng cao giá trị kinh tế của trái khóm.

Chở khóm "Cầu Đúc" về địa điểm tập trung thu mua
Chở khóm "Cầu Đúc" về địa điểm tập trung thu mua

Vừa qua, Trung tâm thông tin và ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ xây dựng hai mô hình trồng khóm theo tiêu chuẩn VietGAP (tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp

tốt ở Việt Nam) tại huyện Long Mỹ (25 ha) và thành phố Vị Thanh (25 ha), hướng tới làm thay đổi thói quen canh tác của đồng bào cũng như nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu khóm "Cầu Đúc".

Khóm "Cầu Đúc" được trồng theo tiêu chuẩn VietGap
Khóm "Cầu Đúc" được trồng theo tiêu chuẩn VietGap

Các hộ đồng bào Khmer tham gia mô hình này đã được hỗ trợ về giống, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, cách bón phân... Năm 2014, chỉ tính riêng xã Hỏa Tiến, với trên 1.000 hộ thì có đến 50% số hộ chuyên canh khóm, áp dụng khoa học kỹ thuật cho ra quả trái mùa. Nhờ vậy, không ít hộ trong xã đã có thu nhập tăng từ 30 - 40 triệu đồng so với trồng khóm chính vụ, cuộc sống trở nên đầy đủ, sung túc hơn.

Khóm "Cầu Đúc" vào mùa thu hoạch
Khóm "Cầu Đúc" vào mùa thu hoạch

Tỉnh Hậu Giang đang triển khai mở rộng diện tích trồng khóm "Cầu Đúc" lên 3.000 ha vào năm 2015; hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, chất lượng cao, cung cấp ổn định nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; tạo nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào...

Khóm "Cầu Đúc" to, thơm, vị ngọt Nhiều hộ nông dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cho ra khóm trái mùa, đem lại hiệu quả kinh tế cao Tỉnh Hậu giang có khoảng 2.000 ha khóm, trồng tập trung ở thành phố vị Thanh và huyện Long Mỹ Khóm "Cầu Đúc" được xác định là một trong những cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu giang
Khóm "Cầu Đúc" to, thơm, vị ngọt
Khóm "Cầu Đúc" to, thơm, vị ngọt Nhiều hộ nông dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cho ra khóm trái mùa, đem lại hiệu quả kinh tế cao Tỉnh Hậu giang có khoảng 2.000 ha khóm, trồng tập trung ở thành phố vị Thanh và huyện Long Mỹ Khóm "Cầu Đúc" được xác định là một trong những cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu giang
Nhiều hộ nông dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cho ra khóm trái mùa, đem lại hiệu quả kinh tế cao
Khóm "Cầu Đúc" to, thơm, vị ngọt Nhiều hộ nông dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cho ra khóm trái mùa, đem lại hiệu quả kinh tế cao Tỉnh Hậu giang có khoảng 2.000 ha khóm, trồng tập trung ở thành phố vị Thanh và huyện Long Mỹ Khóm "Cầu Đúc" được xác định là một trong những cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu giang
Tỉnh Hậu giang có khoảng 2.000 ha khóm, trồng tập trung ở thành phố vị Thanh và huyện Long Mỹ
Khóm "Cầu Đúc" to, thơm, vị ngọt Nhiều hộ nông dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cho ra khóm trái mùa, đem lại hiệu quả kinh tế cao Tỉnh Hậu giang có khoảng 2.000 ha khóm, trồng tập trung ở thành phố vị Thanh và huyện Long Mỹ Khóm "Cầu Đúc" được xác định là một trong những cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu giang
Khóm "Cầu Đúc" được xác định là một trong những cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu giang

Có thể bạn quan tâm