Nâng cao giá trị cây chè Tuyên Quang

Nâng cao giá trị cây chè Tuyên Quang
Nhờ đẩy mạnh việc cơ giới hóa trong sản xuất, năng suất chè ở Tuyên Quang đã tăng lên đáng kể
Nhờ đẩy mạnh việc cơ giới hóa trong sản xuất, năng suất chè ở Tuyên Quang đã tăng lên đáng kể 
Cán bộ Trung tâm dạy nghề huyện Yên Sơn hướng dẫn bà con nông dân thôn Đá Bàn 2, xã Mỹ Bằng kỹ thuật chăm sóc chè
Cán bộ Trung tâm dạy nghề huyện Yên Sơn hướng dẫn bà con nông dân thôn Đá Bàn 2, xã Mỹ Bằng kỹ thuật chăm sóc chè 
Để nâng cao năng suất và chất lượng chè, Tuyên Quang đã triển khai nhiều chính sách như: hỗ trợ vốn vay đối với những hộ trồng mới, chăm sóc, chế biến chè đặc sản; hộ chuyển đổi sang trồng các giống chè mới như: Phúc Tiên, Ngọc Thúy, Bát Tiên...; khuyến khích trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP… 
Sản phẩm chè Vĩnh Tân của bà con nông dân thôn Vĩnh Tân, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương - một trong những thương hiệu chè nổi tiếng của tỉnh Tuyên Quang
Sản phẩm chè Vĩnh Tân của bà con nông dân thôn Vĩnh Tân, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương - một trong những thương hiệu chè nổi tiếng của tỉnh Tuyên Quang
Xã Sinh Long chủ trương phát triển cây chè Shan trở thành cây hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã
Xã Sinh Long chủ trương phát triển cây chè Shan trở thành cây hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã 
Tại thôn Vĩnh Tân, xã Tân Trào (huyện Sơn Dương), người dân chuyển sang trồng các giống chè mới, đồng thời áp dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm. Tại xã Mỹ Bằng (huyện Yên Sơn), 100% hộ dân và cơ sở sản xuất đã sản xuất chè đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Với giá bán từ 110.000 - 130.000 đồng/kg, thu nhập của người trồng chè ở các thôn, xã đều tăng, số hộ khá, giàu đạt trên 70%.
Vũ Quang Đán - Văn Tý
Báo in tháng 5/2018

Có thể bạn quan tâm