Múa trống đôi của người Chăm H’roi

Nghệ thuật diễn xướng mang tính thể thao

Trống đôi, hay còn được gọi là Chigưl là nhạc cụ thuộc họ màng rung có từ lâu đời của người Chăm H’roi ở huyện Vân Canh (Bình Định), Đồng Xuân, Sơn Hòa (Phú Yên). Gọi là trống đôi vì trống luôn được diễn tấu theo cặp gồm trống đực và trống cái. Loại nhạc cụ này được dùng khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Chăm H’roi.
 
Mua trong doi cua nguoi Cham H’roi hinh anh 1
Múa trống đôi độc đáo của người Chăm H’roi

Trong những lễ hội quan trọng như đâm trâu, lễ cưới, lễ mừng sức khỏe…, trống đôi là nhạc cụ đi liền với dàn cồng ba và chiêng năm được chủ thể văn hóa diễn tấu. Nghi thức này là sự khẩn cầu thần linh, gửi gắm lòng biết ơn và những khát vọng thuần hậu về cuộc sống ấm no, bình an và khỏe mạnh. Âm vang của tiếng trống còn là sự kết nối cộng đồng, hóa giải những khúc mắc, bất hòa. Mặt khác, trống đôi còn thường được đem ra thi tài giữa các trai làng với nhau như là môn thể thao nghệ thuật hay vui văn nghệ.

Sự sáng tạo đặc biệt của người Chăm H’roi khi diễn tấu trống trước hết là việc tạo ra âm thanh từ cách dùng bốn đầu ngón tay, bàn tay để vê, vuốt trên bề mặt trống, tạo ra các âm sắc và tiết tấu phức tạp chứ không bằng dụng cụ dùi hay đùi trống.

Múa trống đôi không dễ, khi trình diễn cặp nhạc cụ này người ta còn thực hiện các động tác múa rất độc đáo. Người diễn tấu đứng đối diện nhau, trống được đeo nằm ngang trước bụng. Trong khi chân nhún nhảy theo nhịp, hai tay người chơi trống vỗ vào mặt trống liên hồi, hai người múa trống đôi cùng nhau phải tạo sự ăn í, nhịp nhàng. Trống nặng khoảng 4 kg nhưng người diễn tấu phải múa liên tục, thân mình luôn di chuyển, nhún nhảy. Vì vậy, người diễn tấu ngoài sự khéo léo, khả năng thẩm âm tốt, cần phải có sức khoẻ và sự dẻo dai, bền bỉ để tạo nên những âm thanh mạnh mẽ, tiết tấu linh hoạt.
 
Mua trong doi cua nguoi Cham H’roi hinh anh 2
Đồng bào Chăm H’roi đến từ huyện Vân Canh (Bình Định) tái hiện lễ cầu mưa tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (18/11/2015)

Đặc biệt, trong những lễ hội quan trọng của buôn làng, trống đôi còn được diễn tấu suốt đêm. Từng cặp thay phiên nhau diễn tấu. Cặp này mệt, cặp khác thay, cuộc “đấu trống” diễn ra suốt đêm.

Tiếng nói tâm tình và sự sáng tạo ngẫu hứng

Trước hết, giai điệu của trống đôi là một tập hợp những chuỗi tiết tấu đầy ngẫu hứng, không bị giới hạn trong một trường độ, cao độ nhất định nào. Thông qua âm thanh, nhịp điệu và tiết tấu của trống đôi, người Chăm H’roi có thể trò chuyện, tâm tình với nhau mà không cần lời nói nào.

Bằng trống đôi, người diễn tấu có thể truyền cho nhau những ký hiệu biểu cảm của âm thanh từ nhịp trống như những lời tâm tình, trò chuyện. Do đó nghệ thuật múa trống đôi đòi hỏi phải là một cặp diễn tấu ăn ý và hiểu ý nhau, tiết tấu, nhịp điệu và âm thanh được tạo ra phải nhịp nhàng, uyển chuyển, tung hứng cho nhau. Trống này ngừng, trống kia đánh, trống này chậm rãi, trống kia đánh dồn dập… như một cuộc đối thoại của hai người bạn. Múa trống đôi cũng có nghĩa là trò chuyện, tâm tình cùng nhau. Nghe hai người đánh trống đôi, người ta có thể cảm nhận được tình cảm vui, buồn hay nhớ nhung, giận hờn, trách móc…

“Cái khó nhất chính là ở chỗ làm thế nào để cho tiếng trống của hai người không bị lỗi nhịp, có thể hòa vào nhau. Muốn vậy, phải là hai người hiểu nhau, tâm đầu ý hợp mới có thể cùng nhau chơi trống. Thậm chí ngoài đời họ còn là bạn chí cốt” - nghệ nhân So Minh Cư (làng Hà Ra, xã Xuân Lãnh, Đồng Xuân, Phú Yên) cho biết.
 
Mua trong doi cua nguoi Cham H’roi hinh anh 3
Đồng bào Chăm H’roi đến từ huyện Vân Canh (Bình Định) tái hiện lễ cầu mưa tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (18/11/2015)

Đặc biệt, trong diễn tấu trống đôi, tính ngẫu hứng của tiết tấu, nhịp điệu khá cao. Sự ngẫu hứng này đã tạo nên những khúc biến nhịp điệu tấu vô cùng sinh động, khi thì nhẹ nhàng như lời tâm sự, lúc hưng phấn, sôi nổi mạnh mẽ theo từng tâm trạng của người diễn tấu. Bởi vậy, cặp diễn tấu trống đôi phải nắm vững nhịp điệu, tiết tấu nhưng phải có khả năng cảm nhận tinh tế nhịp điệu, tiết tấu của người cùng diễn tấu hòa âm ăn í. Trong lễ xây cột của lễ hội đâm trâu, cuộc trò chuyện bằng âm thanh trống diễn tiếp suốt đêm đầy mê hoặc, quyến rũ. Người diễn tấu, người nghe bị cuốn hút vào âm thanh đầy ngẫu hứng. Những lo lắng buồn phiền bỗng tan biến. Nỗi đau, sự mất mát được xoa dịu. Liệu pháp kỳ diệu của âm thanh, vũ điệu múa trống làm tâm hồn trở nên thanh sạch, hướng thiện, lạc quan phới phới.

Âm thanh của trống đôi và vũ điệu hình thể của múa trống đôi là thứ ngôn ngữ đặc biệt kết nối từ quá khứ với hiện tại và tương lai, kết nối cộng đồng được được người Chăm H’roi giữ gìn, trao truyền từ xa xưa. Tiếng trống được cất lên báo hiệu mùa lễ hội, báo hiệu những cuộc vui của cả cộng đồng. Những tâm tình, những buồn vui và những mâu thuẫn, bất hòa đều được giải tỏa qua âm thanh của trống đôi.

Với những giá trị to lớn của nó, cùng với nghệ thuật trình diễn cồng ba, chiêng năm, nghệ thuật trình diễn trống đôi đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào đầu năm 2016.
Theo langvietonline.vn

Tin liên quan

Múa trống đôi của người Chăm H’roi

Múa trống đôi là di sản văn hóa độc đáo của người Chăm H’roi. Người ta trò chuyện, tâm tình với nhau qua tiếng trống, trao gửi tâm tư, tình cảm, khát vọng và kết nối cả cộng đồng, kết nối quá khứ, hiện tại, tương lai cũng qua tiếng trống.


Vũ điệu của người Chăm

Dân tộc Chăm chẳng những đã sáng tạo nên nhiều kiệt tác điêu khắc và kiến trúc đền tháp còn lưu lại trên dải đất miền Trung mà còn bảo lưu nhiều di sản văn hóa phi vật thể quý báu như lễ hội, nghệ thuật diễn xướng gian, trò chơi, trang phục, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, tri thức bản địa... Trong kho tàng nghệ thuật diễn xướng dân gian dân tộc Chăm, các điệu múa nghi lễ mang nhiều giá trị đặc sắc, trở thành nét độc đáo nhất trong các lễ hội truyền thống dân tộc.


Lễ dựng cột nhà của người Chăm

Người Chăm sinh sống ở vùng Nam Bộ theo đạo Hồi Islam. Trải qua nhiều biến động, đến nay, đồng bào Chăm vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc của mình.


Người Chăm Bà La Môn mừng nhà mới

Theo phong tục của đồng bào Chăm ngôi nhà rất quan trọng trong cuộc đời của đồng bào. Nó là linh hồn, là trái tim của mỗi đồng bào dân tộc Chăm. Ngôi nhà là không gian sống động linh thiêng, là nơi thờ cúng tổ tiên.


Những điệu múa truyền thống của đồng bào Chăm

Lễ hội, lễ tục Chăm là cái nôi chứa đựng kho tàng văn nghệ dân gian đặc sắc, trong đó múa là phần hồn không thể thiếu. Hầu như không có lễ hội nào của người Chăm lại thiếu đi những điệu múa dân gian đặc sắc hòa với tiếng trống gineng và tiếng kèn saranai.


Lễ ăn mừng nhà mới của đồng bào Chăm

Đối với cộng động dân tộc Chăm Is Lam tỉnh An Giang, khi cất ngôi nhà mới thì việc dựng cột rất quan trọng. Khi dựng cột nhà, gia chủ chọn ngày mà gia chủ cảm thấy thuận lợi nhất chứ không chọn ngày lành tháng tốt như người Kinh hoặc một số dân tộc khác. Đến ngày dựng cột nhà, khoảng 6 hoặc 7 giờ sáng gia chủ mời một số thanh nhiên to khỏe và ông I mầm - đại diện ban giáo cả đến nơi cất nhà.


Đặc sắc lễ hội cầu mưa của dân tộc Chăm H’roi

Lễ cầu mưa của đồng bào Chăm H’roi tỉnh Bình Định là một nghi thức mang ý nghĩa tạ ơn trời đất đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đời sống đồng bào no đủ, mọi người được bình an khỏe mạnh.


Lễ Cưới Chăm Bà Ni

Đồng bào Chăm có truyền thống văn hóa lâu đời, mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện qua tiếng nói, chữ viết, kiến trúc, điêu khắc, văn hóa dân gian… Trong đó, nét đặc trưng độc đáo thể hiện qua các hình thức lễ, đặc biệt là lễ cưới một trong những lễ mang đậm sắc thái riêng của đồng bào Chăm Hồi giáo Awal/Bàni.


Lễ cưới của người Chăm Bà la môn

Có phần đơn giản hơn so với đám cưới ngượi Chăm Bani, nhưng cũng bao gồm nhiều bước với những lễ nghi phong phú. Người Chăm Bà la môn không rước rể về nhà gái trước một ngày như ỏ Chăm Bani, họ tiến hành việc này vào sáng ngày tổ chức lễ thành hôn, tức là ngày thứ tư trong tuần.


Lễ Suk Yơng độc đáo của người Chăm Bà-ni

Suk Yơng là lễ được tổ chức 3 năm/lần theo tín ngưỡng của đồng bào Chăm theo đạo Bàni. Khác với Ramưwan, lễ Suk Yơng chỉ diễn ra trong 1 ngày, vào thứ sáu trong tuần và được luân phiên tổ chức tại thánh đường của 7 làng Chăm Bàni trong tỉnh.


Lễ trưởng thành cho thiếu nữ Chăm Bà Ni

Trong một vòng đời của người dân tộc Chăm Bà Ni ở Ninh Thuận, có nhiều nghi lễ được tổ chức như: Lễ cầu khai hoa nở nhụy, Lễ đầy tháng, Lễ thôi nôi, Lễ thành đinh, Lễ trưởng thành thiếu nữ, Lễ cưới, Lễ cúng cầu an, Lễ tạ ơn, Lễ lên lão…


Lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận

Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo  đạo Bà-la-môn ở Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ đến các  vị anh hùng dân tộc và cầu mong quốc thái dân an, mưa  thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, gia đình  bình an. Lễ hội Katê dược tổ chức vào trung tuần tháng 10 hàng năm và diễn ra trong một không gian lớn, bắt đầu từ  các đền, tháp đến làng, dòng họ và gia đình.



Đề xuất