Mùa thu hoạch sầu riêng đem lại thu nhập cao cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk hiện có khoảng 23.000 ha sầu riêng, trong đó khoảng 50% diện tích đã cho thu hoạch, sản lượng năm 2023 ước tính đạt trên 200.000 tấn. Hiện đang cao điểm thu hoạch sầu riêng niên vụ 2023, với diện tích và sản lượng đều tăng cao đã đem lại thu nhập cao cho người trồng và việc làm ổn định cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số.

Huyện Krông Pắc là thủ phủ sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk với hơn 7.000 ha sầu riêng và có hơn 3.000 ha đang cho thu hoạch. Hiện địa phương này đang vào chính vụ thu hoạch niên vụ 2023. Năm nay, sầu riêng được mùa, được giá nên bà con rất vui mừng.

Mua thu hoach sau rieng dem lai thu nhap cao cho ba con dong bao dan toc thieu so o Dak Lak hinh anh 1Sầu riêng năm nay được mùa, được giá nên đem lại thu nhập cao cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk. Ảnh: Tuấn Anh
Mua thu hoach sau rieng dem lai thu nhap cao cho ba con dong bao dan toc thieu so o Dak Lak hinh anh 2Bà con vui mừng thu hoạch sầu riêng. Ảnh: Tuấn Anh

Gia đình ông Y Công Ayun, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc có 2 ha sầu riêng cho thu hoạch, dự kiến sẽ thu hơn 10 tấn quả với giá bán khoảng 80.000 đồng/kg. Ông Y Công Ayun vui mừng chia sẻ: Năm nay giá bán sầu riêng cao nên gia đình có được nguồn thu nhập khá để tái đầu tư trồng trọt cũng như nâng cao mức sống của gia đình.

Mua thu hoach sau rieng dem lai thu nhap cao cho ba con dong bao dan toc thieu so o Dak Lak hinh anh 3Bà con trồng sầu riêng được Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn và áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào trồng trọt nên có một mùa sản xuất thuận lợi. Ảnh: Tuấn Anh  
Mua thu hoach sau rieng dem lai thu nhap cao cho ba con dong bao dan toc thieu so o Dak Lak hinh anh 4Vào vụ thu hoạch sầu riêng, nhiều bà con đồng bào dân tộc thiểu số đã có việc làm và thu nhập ổn định. Ảnh: Tuấn Anh

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk đã được hỗ trợ vay vốn, tập huấn thay đổi phương thức canh tác, đầu tư khoa học, công nghệ tiên tiến vào chăm sóc vườn cây sầu riêng nên hiệu quả canh tác ngày càng cao. Bên cạnh đó, Nhà nước đã hỗ trợ đưa trái sầu riêng xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc và các nước trên thế giới nên giá trị của loại quả này cũng tăng cao, góp phần phát triển kinh tế cho bà con buôn làng.

Mua thu hoach sau rieng dem lai thu nhap cao cho ba con dong bao dan toc thieu so o Dak Lak hinh anh 5Sầu riêng Đắk Lắk được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới. Ảnh: Tuấn Anh 
Mua thu hoach sau rieng dem lai thu nhap cao cho ba con dong bao dan toc thieu so o Dak Lak hinh anh 6Sầu riêng Đắk Lắk được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Ảnh: Tuấn Anh  

Vụ mùa sầu riêng không chỉ đem lại nguồn lợi cho người trồng mà còn tạo công ăn, việc làm ổn định cho hàng chục ngàn lao động trong và ngoài tỉnh, góp phần cải thiện đời sống kinh tế cho đồng bào các dân tộc tại chỗ của tỉnh Đắk Lắk.

Mua thu hoach sau rieng dem lai thu nhap cao cho ba con dong bao dan toc thieu so o Dak Lak hinh anh 7Vụ sầu riêng niên vụ 2023 ước tính đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con từ thị trường xuất khẩu. Ảnh: Tuấn Anh 

Chị H’ Duyên Niê, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk cho biết: Vụ sầu riêng năm nay rất nhiều bà con trong buôn có được việc làm với mức thu nhập khoảng 200.000 đồng/ngày. Đây là mức thu nhập khá và giúp bà con rất nhiều trong cải thiện đời sống.

Vụ thu hoạch sầu riêng tại Đắk Lắk bắt đầu từ khoảng tháng 7 đến tháng 10, trong đó từ tháng 9 đến tháng 10 là thu hoạch chính vụ các loại sầu riêng có giá trị kinh tế cao nhằm phục vụ cho thị trường xuất khẩu.

Tuấn Anh

Tin liên quan

Vụ thu hoạch sầu riêng tại Đắk Lắk: Tranh mua tranh bán và những hệ lụy

Vụ mùa sầu riêng năm 2023 tại tỉnh Đắk Lắk được mùa, được giá, nông dân phấn khởi. Bên cạnh niềm vui của đa số nông dân, tình trạng tranh mua tranh bán và thổi giá sầu riêng lên cao đã làm xuất hiện những hệ lụy như doanh nghiệp thua lỗ, tranh chấp dân sự tăng, thị trường có thời điểm loạn giá sầu riêng, sự liên kết không được coi trọng và bị phá vỡ…


Liên kết chuỗi sản xuất và xuất khẩu sầu riêng

Sầu riêng đang là cây trồng mang lại giá trị cao đối với người dân canh tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Việc thực hiện canh tác bài bản theo theo tiêu chuẩn GAP, quản lý bằng mã số vùng trồng và liên kết theo chuỗi sản phẩm để xuất khẩu nông sản, đang là những cách làm mà người nông dân trồng sầu riêng tại Bình Phước thực hiện.


"Loạn" xây dựng kho, vựa thu mua sầu riêng tại Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk có hơn 22.458 ha sầu riêng, chiếm 26,4% diện tích sầu riêng của cả nước; là tỉnh có diện tích về loại quả này lớn thứ hai sau tỉnh Tiền Giang. Những năm gần đây, giá trị và lợi nhuận từ loại trái cây này tăng cao, góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, cũng từ đó, hàng loạt các cơ sở thu mua, kho, vựa sầu riêng mọc lên ở các vùng nguyên liệu. Đáng nói là nhiều cơ sở bất chấp các quy định của pháp luật để hình thành và làm "loạn" trật tự xây dựng cũng như kéo theo nhiều hệ lụy khác.



Đề xuất