* Cải tạo và xử lý môi trường nuôi:
Trong nuôi tôm, việc quản lý tốt môi trường nước trong ao nuôi là rất quan trọng. Nếu giữ được sự ổn định các yếu tố nhiệt độ, độ mặn, pH, độ kiềm, ô xy hòa tan… trong ngưỡng thích hợp sẽ giúp tôm phát triển tốt. Sử dụng vôi để khử phèn và khử trùng bờ bao, đáy mương với lượng 50 - 100 kg/1.000 m2, đối với loại hình canh tác tôm - lúa, lượng vôi sử dụng 10 - 20 kg/1.000m2. Trồng các loại thực vật thủy sinh phù hợp với đặc điểm sinh thái của vùng nhưng không vượt quá 30% diện tích mặt nước. Gốc rạ sau vụ lúa cần được loại bớt khoảng 70% và cày lật để mau phân hủy, tránh tác động chua hóa môi trường nuôi tôm.
Trong nuôi tôm, việc quản lý tốt môi trường nước trong ao nuôi là rất quan trọng. Nếu giữ được sự ổn định các yếu tố nhiệt độ, độ mặn, pH, độ kiềm, ô xy hòa tan… trong ngưỡng thích hợp sẽ giúp tôm phát triển tốt. Sử dụng vôi để khử phèn và khử trùng bờ bao, đáy mương với lượng 50 - 100 kg/1.000 m2, đối với loại hình canh tác tôm - lúa, lượng vôi sử dụng 10 - 20 kg/1.000m2. Trồng các loại thực vật thủy sinh phù hợp với đặc điểm sinh thái của vùng nhưng không vượt quá 30% diện tích mặt nước. Gốc rạ sau vụ lúa cần được loại bớt khoảng 70% và cày lật để mau phân hủy, tránh tác động chua hóa môi trường nuôi tôm.
![]() |
Bà con nên kết hợp nuôi tôm vào mùa nắng và trồng lúa vào mùa mưa để tạo thức ăn tự nhiên phong phú cho tôm
|
* Gia cố bờ bao: vùng nuôi tôm thường chịu ảnh hưởng điều tiết nước của các cống, tình trạng xâm mặn đến vùng ngọt hóa và chất đất giữ nước kém. Cần phải gia cố bờ bao để chống thất thoát nước, mở rộng diện tích mương tạo không gian rộng cho tôm hoạt động.
![]() |
Khử trùng bờ bao nuôi tôm bằng vôi bột |
* Phương thức nuôi:
Đối với vùng nuôi tôm trên đất trồng lúa, bà con nên canh tác một vụ tôm vào mùa nắng, một vụ lúa vào mùa mưa. Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ góp phần tăng thu nhập, giảm thiểu ô nhiễm hữu cơ, tạo thức ăn tự nhiên phong phú cho tôm.
![]() |
Mô hình nuôi tôm trên đất lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao |
* Đa dạng hóa đối tượng vật nuôi: Chọn những đối tượng nuôi kết hợp có giá trị kinh tế, không cạnh tranh thức ăn, môi trường sống với tôm nhằm giảm thiểu dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường và chia sẻ rủi ro do canh tác độc canh tôm sú (ví dụ: mô hình tôm - cua - cá...).