Một số biện pháp phòng bệnh cho động vật thủy sản

Một số biện pháp phòng bệnh cho động vật thủy sản
Thường xuyên kiểm tra, duy trì ổn định độ pH của nước ao giới hạn từ 7,5 - 8,5
Thường xuyên kiểm tra, duy trì ổn định độ pH của nước ao giới hạn từ 7,5 - 8,5 
Ao nuôi:

Chọn địa điểm xây dựng ao thích hợp, nguồn nước không bị ô nhiễm. Ao phải được cải tạo triệt để trước mỗi vụ nuôi, lớp bùn đáy không quá dày. Chất lượng nước ao phải tốt.

Chọn giống:

- Cần chọn con giống tốt, khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm dịch cẩn thận.

- Thả giống với mật độ hợp lý, tuân thủ lịch thời vụ do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hàng năm.

 Quản lý thức ăn:

- Nên sử dụng các loại thức ăn đảm bảo chất lượng và phù hợp với từng đối tượng nuôi; không sử dụng các loại thức ăn đã ươn thối, ẩm mốc hoặc hết hạn sử dụng.
 
Khi thời tiết nắng nóng, cần làm mái che để tạo độ mát cho khu nuôi cá
Khi thời tiết nắng nóng, cần làm mái che để tạo độ mát cho khu nuôi cá

- Cho ăn đúng liều lượng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Thường xuyên kiểm tra, vớt bỏ thức ăn thừa trong ao.

- Thường xuyên bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa để nâng cao sức đề kháng cho tôm, cá.

Các yếu tố môi trường nuôi:
Để bảo đảm chất lượng thủy sản, sau mỗi vụ nuôi, ao cần được cải tạo triệt để
Để bảo đảm chất lượng thủy sản, sau mỗi vụ nuôi, ao cần được cải tạo triệt để

- Đảm bảo mực nước ao nuôi trên 1 m, duy trì màu nước xanh lá cây pha nâu, nâu vàng hoặc xanh lá chuối non. Sau một lần lấy nước nên lấy túi lọc nước giặt sạch, phơi khô và lắp đặt trở lại.

- Có thể áp dụng các mô hình nuôi ghép, nuôi luân canh và nuôi tổng hợp để giúp người nuôi quản lý môi trường thích hợp và bền vững.
Bài: Thành Nguyên - Ảnh: Huy Hùng, Mạnh Linh, Vũ Sinh

Có thể bạn quan tâm