Một cách giúp phụ nữ Khmer làm giàu

Nhằm giúp các gia đình hội viên người dân tộc có thêm thu nhập, từ năm 2013, Chi hội Phụ nữ ấp Kênh 2 ở xã Tân Thuận, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) đã thành lập Tổ Kinh tế hợp tác lúa - màu Kênh 2.

Mot cach giup phu nu Khmer lam giau hinh anh 1Thăm ruộng lúa của gia đình bà Thị Um, dân tộc Khmer ở ấp Kênh 2. Ảnh: Lê Sen

Theo bà Danh Thị Đẹp, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Kênh 2, toàn ấp có 135 hộ đồng bào dân tộc Khmer. Từ khi tham gia Tổ Kinh tế hợp tác lúa - màu Kênh 2, nhờ được hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lúa của các hộ đã liên tục tăng, từ 7 lên 8 tấn/ha, có hộ lên đến 10 tấn/ha. Ngoài trồng lúa, chị em còn trồng một vụ màu ngay trên đất lúa với nhiều loại rau màu như dưa hấu, dưa leo, bí…, cho tổng thu nhập 150 triệu đồng/ha/ vụ. Bên cạnh đó, các hộ còn biết tận dụng diện tích đất xung quanh nhà để trồng rau màu cho thu nhập 200 triệu đồng/ha/năm.

Mot cach giup phu nu Khmer lam giau hinh anh 2Mô hình trồng màu của chị em phụ nữ Khmer phát triển rộng khắp trên địa bàn ấp Kênh 2. Ảnh: Lê Sen

 

Mot cach giup phu nu Khmer lam giau hinh anh 3Mô hình trồng màu của gia đình bà Thị Thành, một thành viên Tổ Kinh tế hợp tác lúa - màu Kênh 2. Ảnh: Lê Sen

Ấp Kênh 2 có hơn 200 ha đất sản xuất, trong đó có trên 100 ha thực hiện theo mô hình lúa - màu của Tổ Kinh tế hợp tác lúa - màu Kênh 2. Nhờ thực hiện mô hình này, nhiều hộ đã vươn lên khá giả, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh (còn 29 hộ).

Lê Sen

Tin liên quan

Hiệu quả từ mô hình “Phụ nữ giúp nhau xây nhà đẹp” ở Nau Sri

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện mô hình “Phụ nữ giúp nhau xây nhà đẹp”, chị em hội viên Chi hội phụ nữ thôn Nau Sri ở xã Lộc Nga, thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã chung tay đóng góp kinh phí giúp hội viên khó khăn xây dựng được 25 căn nhà mới khang trang, sạch đẹp…


Những điểm sáng trong phong trào phụ nữ dân tộc phát triển kinh tế ở Đồng Nai

Phong trào phụ nữ dân tộc phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu phát triển mạnh mẽ tại các địa phương ở Đồng Nai. Nhiều chị sau khi được tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn đã nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo. Họ trở thành những điểm sáng, những gương điển hình người dân tộc thiểu số trong phong trào phát triển kinh tế và xây dựng đời sống văn hóa tại địa phương.


Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế thông qua áp dụng công nghệ

Ngày 17/12, tại Hà Nội, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức “Diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số giảm nghèo, phát triển kinh tế thông qua áp dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.



Đề xuất