Mô hình quân, dân y kết hợp ở Điện Biên

Mô hình quân, dân y kết hợp ở Điện Biên

“Có bệnh, chỉ biết nằm nhà chờ… chết”

Con đường từ trung tâm y tế xã lên bản Huổi Không, Co Đứa chỉ 20km nhưng rặt những con dốc đất vàng quạch, nứt toác ổ trâu, ổ gà.

Anh Lò Văn Kỳ, người Khơ Mú, ở bản Huổi Không kể, vượt đường từ Co Đứa qua Huổi Không đi ra trung tâm y tế xã chẳng phải chuyện dễ, qua 12 suối lớn, nhỏ, ngã xe đến khoảng chục lần, mới có thể đến được với bác sĩ: “Đi bộ khoảng 4 tiếng rưỡi đấy. Đi xe máy tầm 1 tiếng. Lắm lúc đi vội vàng, mưa, đường trơn ngã xe. Cũng ngại chứ. Ốm đau lắm lúc ngại không muốn xuống”.

11073546_1060917590591926_7766668740182228178_n.jpg

    Con đường từ trung tâm y tế xã Phú Luông lên bản Huổi Không, bản Co Đứa. 

Mùa khô còn đỡ, mùa mưa, nước tràn về dâng cao 4 – 5m, cả Huổi Không, Co Đứa bị cô lập với bên ngoài. Ông Lò Văn Ơn bảo mùa khô bệnh nhân được cáng đến con suối thứ 3 thì tắt thở, còn mùa mưa thì chỉ biết nằm nhà chờ chết: “Nước to như thế không mang đi được đâu. Ốm đau phải chịu chết ở nhà thôi. Mấy năm nay bà con phải tự sửa con đường này. Năm nao cũng phải sửa. Cứ vận động nhau cầm cuốc, cầm xẻng. Nhà nào nhà ấy mang đi, không xong phải ngủ ở rừng. Ai có 3 lao động thì phải có 3 lao động, người hai đi hai. Vận động hết”.

Có lẽ, cái chết của anh Lò Văn Păn (sinh năm  1984) chẳng mấy dân bản Huổi Không có thể quên. Bố Păn, ông Lò Văn Chương kể, hôm ấy Păn đi làm nương về, qua nhà bạn chơi, chẳng hiểu sao về đến nhà thì mũi, miệng tự nhiên phun ra ồng ộc những máu. Thanh niên bản vội cáng Păn ra trung tâm y tế xã. Từ bản Huổi Không ra được trung tâm y tế phải qua 5 con suối, vượt 12 cây số đường rừng. Trời tối, ai cũng chạy, nhưng chỉ kịp đưa Păn đến con suối thứ 3 anh đã tắt thở. 

Không chỉ Mường Lói, nhiều xã như Nậm Pồ, Mường Nhé, người dân tại các bản muốn về đến thành phố Điện Biên Phủ khám, chữa bệnh phải di chuyển khoảng 10 tiếng. Chuyện thai phụ sinh đẻ dọc đường không còn là chuyện hiếm. 

Quân, dân y đến gần dân hơn

Từ năm 2009, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Điện Biên phối hợp với Ban Quân dân y tỉnh xây dựng 3 phân trạm quân dân y kết hợp là phân trạm Vàng Đán, tại xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ; phân trạm A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé và phân trạm Co Đứa ở xã Mường Lói, huyện Điện Biên.

11130084_1060920487258303_7606028202563760118_n.jpg

Trạm quân, dân y tại bản Co Đứa, xã Mường Lói, huyện Điện Biên

Mỗi phân trạm quân y được bố trí 2 y sĩ, được trang bị các dụng cụ khám, sơ cấp cứu ngoại khoa, bộ khám ngũ quan, bộ dụng cụ tiểu phẫu, sản khoa. Trạm phối hợp với y tế thôn bản và trạm y tế xã triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Những năm qua, 3 phân trạm này đã phối hợp với quân y của Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh tham gia chăm sóc sức khỏe cho nhân dân 37 xã vùng sâu, biên giới, trung bình mỗi năm khám chữa bệnh cho khoảng 25.000 lượt người. Trong đó, có 172 trường hợp được xử lý cấp cứu kịp thời; khám, cấp thuốc miễn phí cho 38 trẻ em bị khuyết tật, 273 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 

Bác sĩ Nguyễn Anh Đức, trạm trưởng trạm y tế 2 xã Mường Lói và Phú Luông cho biết, trước kia, khi mang thai, sản phụ thường sinh nở ở nhà. Đau đẻ nửa ngày, không sinh được mới mang xuống trạm. Đường dốc, mất 5 tiếng mới tới nơi, nhiều thai phụ đã đẻ ngang đường. Lúc đấy, phải gọi y tế lên để hỗ trợ và ứng cứu.

“Khi có mô hình quân, dân y kết hợp, thai phụ đều xuống trạm y tế, đăng ký với y tế bản, đăng ký với trạm y tế để khám thai, tư vấn, định kỳ, khám 3 tháng/lần. Một kỳ thai nghén phải 3 lần khám. Bà con đã biết chăm lo cho sức khỏe của mình, đến với cán bộ y tế thường xuyên hơn”. – anh Đức nói.

Ông Cút Văn Sênh, ở bản Co Đứa vui vì ngày trước, con ốm, ông một mình mất cả ngày vượt đường rừng cõng con ra đến tận trạm y tế xã. Nay, phân trạm quân, dân y đặt ngay dưới chân bản Co Đứa, đi bộ 4 - 5m là gặp cán bộ y tế:

“Lúc nào cũng về chỗ chú Hùng (y sĩ phân trạm Co Đứa – PV) ở dưới kia thôi, bị sốt, nhức đầu, cái gì cũng xuống trạm thôi. Trạm y tế ở trên Phú Luông xa lắm, bây giờ có trạm ở đây gần với dân bản mình rồi”.

Theo VOV4

Có thể bạn quan tâm