Mít tinh kỷ niệm Ngày Quốc tế người khuyết tật

Mít tinh kỷ niệm Ngày Quốc tế người khuyết tật
Người khuyết tật tham gia các hoạt động tại buổi mít tinh. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
Người khuyết tật tham gia các hoạt động tại buổi mít tinh.
Ảnh: Quang Quyết-TTXVN

Phát biểu tại buổi lễ, bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam cho biết, Việt Nam hiện có gần 8 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 7,8% dân số, trong đó 1,2 triệu người là trẻ khuyết tật. Với tỷ lệ này, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người khuyết tật so với tổng dân số khá cao trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Phần lớn người khuyết tật Việt Nam còn có cuộc sống khó khăn, đặc biệt là người khuyết tật do chất độc da cam/dioxin.

Bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam phát biểu. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
Bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam phát biểu. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN

Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, chương trình, hành động nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật; trong đó có phần đóng góp quan trọng của Nhà nước, cộng đồng xã hội, các tổ chức quốc tế cũng như bản thân người khuyết tật. Người khuyết tật được trợ cấp xã hội, được hỗ trợ nhà ở, giáo dục, y tế, tiếp cận giao thông và các công trình xây dựng, được hỗ trợ dạy nghề, việc làm, vay vốn ưu đãi để làm kinh tế và hỗ trợ sinh kế…  
Ông Friday Nwaigwe, đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, Trưởng chương trình “Vì sự sống còn và phát triển của trẻ em” phát biểu. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
Ông Friday Nwaigwe, đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, Trưởng chương trình “Vì sự sống còn và phát triển của trẻ em” phát biểu. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN

Tuy nhiên, công tác trợ giúp vẫn chưa thể thỏa mãn những nhu cầu cấp thiết, chính đáng của người khuyết tật. Vẫn còn nhiều người khuyết tật thuộc hộ nghèo, cận nghèo, sức khỏe hạn chế, thất học, thiếu việc làm, chưa tiếp cận được các dịch vụ xã hội và sống phụ thuộc vào trợ giúp của gia đình và cộng đồng.

Đại biểu tham gia tiết mục bịt mắt chụp ảnh của dự án “Truyền thông về quyền của người khuyết tật” tại buổi mít tinh. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
Đại biểu tham gia tiết mục bịt mắt chụp ảnh của dự án “Truyền thông về quyền của người khuyết tật” tại buổi mít tinh. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN

Theo Thứ trưởng Đào Hồng Lan, mít tinh là dịp để các cơ quan đồng hành cùng người khuyết tật, với tình cảm, trách nhiệm, sự chia sẻ để tiếp tục thực hiện những cam kết đã được quy định trong Hiến pháp, pháp luật về người khuyết tật cũng như các cam kết mà Việt Nam đã tham gia với mục tiêu để giúp cho người khuyết tật có cuộc sống tốt hơn, có điều kiện thuân lợi để thực hiện các quyền do pháp luật quy định.

Các đại biểu tham quan triển lãm ảnh của dự án “Truyền thông về quyền của người khuyết tật”. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
Các đại biểu tham quan triển lãm ảnh của dự án “Truyền thông về quyền của người khuyết tật”. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN
Đại diện cho những người khuyết tật tại lễ mít tinh, chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung, ở tỉnh Nghệ An mong muốn người khuyết tật, nhất là khuyết tật nặng sẽ nhận được sự trợ giúp nhiều hơn khi tham gia giao thông, sử dụng các dịch vụ y tế, đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp người trợ giúp.
Phúc Hằng

Có thể bạn quan tâm