"Miễn dịch lai" có hiệu quả chống COVID-19 tốt nhất

Những người có "miễn dịch lai" nhờ được tiêm vaccine đầy đủ và từng mắc COVID-19 có khả năng bảo vệ cao, chống lại sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 hiệu quả nhất. Đây là kết luận rút ra từ 2 nghiên cứu mới nhất được công bố ngày 1/4.

"Mien dich lai" co hieu qua chong COVID-19 tot nhat hinh anh 1Vaccine phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa chuyên về bệnh truyền nhiễm The Lancet, các chuyên gia đã phân tích dữ liệu y tế liên quan 200.000 người trong năm 2020 và 2021 tại Brazil - nơi có số ca tử vong vì COVID-19 nhiều thứ 2 thế giới. Theo nghiên cứu này, đối với những người từng dương tính với virus SARS-CoV-2, vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer và AstraZeneca có hiệu quả ngăn ngừa bệnh trở nặng và nhập viện lên đến 90%, trong khi vaccine của Sinovac và Johnson & Johnson, các tỷ lệ này lần lượt là 81% và 58%.

Tác giả của nghiên cứu, ông Julio Croda thuộc Đại học Liên bang Mato Grosso do Sul, cho biết, cả 4 loại vaccine trên đã được chứng minh có thể giúp những người từng mắc COVID-19 tăng đáng kể khả năng bảo vệ khỏi virus SARS-CoV-2. Từ nghiên cứu trên, một số chuyên gia khác cho rằng "miễn dịch lai" đạt được do kết hợp kháng thể sản sinh từ sau mắc COVID-19 và tiêm vaccine có thể sẽ trở thành chuẩn mực thông thường trên thế giới, thậm chí có thể hỗ trợ khả năng lâu dài chống lại các biến thể mới.

Trong khi đó, một nghiên cứu của Thụy Điển kết luận những người phục hồi sau mắc COVID-19 có độ bền miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ cao tái nhiễm lên đến 20 tháng. Đáng chú ý, những người có "miễn dịch lai" có nguy cơ tái nhiễm thấp hơn 66% so với những người chỉ có miễn dịch tự nhiên. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu toàn quốc tính đến tháng 10/2021.

Một nghiên cứu khác tại Qatar, được đăng tải trên trang y khoa medRxiv tuần trước đi sâu vào tìm hiểu về hiệu quả của "miễn dịch lai" trong ngăn ngừa biến thể Omicron. Theo nghiên cứu này, việc tiêm 3 mũi vaccine có hiệu quả 52% trong ngăn ngừa ảnh hưởng của biến thể phụ BA.2 (Omicron), song trong trường hợp người tiêm đã từng mắc COVID-19, độ hiệu quả này có thể lên đến 77%. Kết quả nghiên cứu cho thấy "miễn dịch lai" đạt được nhờ kháng thể sản sinh sau khi mắc COVID-19 kết hợp với mũi tiêm vaccine tăng cường sẽ mang lại hiệu quả tối ưu trong ngăn ngừa ảnh hưởng của của 2 dòng phụ Omicron BA.1 và BA.2. Nghiên cứu trên hiện chưa được các chuyên gia khác thẩm định.

Hoàng Châu

Tin liên quan

Virus SARS-CoV-2 tiến hóa để vượt qua hệ miễn dịch bẩm sinh của con người

Mới đây, các chuyên gia từ trường y Anschutz thuộc đại học Colorado thông báo kết quả nghiên cứu mới cho thấy virus SARS-CoV-2 tiến hóa theo hướng ngày càng nâng cao khả năng né tránh hệ miễn dịch bẩm sinh của con người. Đây được coi là một phát hiện quan trọng, vừa thúc đẩy tiếp tục nghiên cứu sâu về loại virus còn nhiều bí ẩn này, vừa mở ra một hướng mới để tìm được phương thức điều trị bệnh hiệu quả hơn.


Nghiên cứu chỉ ra cơ thể có miễn dịch trước dòng phụ BA.2 sau khi đã nhiễm dòng chính của biến thể Omicron

Trong khi dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron, hay còn gọi là "Omicron tàng hình", tiếp tục lây lan nhanh tại nhiều nước, các nhà khoa học cũng tập trung nghiên cứu nhiều hơn về dòng phụ này và mối liên hệ với dòng chính (đầu tiên) BA.1. Mới đây, chuyên trang khoa học Nature.com dẫn một nghiên cứu cho rằng việc nhiễm biến thể Omicron dòng chính BA.1 sẽ cung cấp miễn dịch trước dòng phụ BA.2.


Tiêm mũi tăng cường bằng vaccine của AstraZeneca tạo phản ứng miễn dịch mạnh

Hãng dược phẩm AstraZeneca ngày 13/1 đã công bố những dữ liệu nghiên cứu sơ bộ về loại vaccine ngừa COVID-19 mà hãng này phát triển - có tên gọi chính thức là vaccine Vaxzevria. Kết quả cho thấy khi tiêm mũi tăng cường bằng vaccine của AstraZeneca có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn trước biến thể Omicron và những biến thể khác của virus SARS-CoV-2, bao gồm cả các biến thể Beta, Delta, Alpha và Gamma.



Đề xuất