Mặt Trăng nhiều tuổi hơn so với chúng ta tưởng

Mặt Trăng nhiều tuổi hơn so với chúng ta tưởng
Mặt Trăng luôn là một bí ẩn hấp dẫn đối với các nhà khoa học. Trong ảnh: Hiện tượng nguyệt thực một phần tại Cairo, Ai Cập ngày 16/7/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Mặt Trăng luôn là một bí ẩn hấp dẫn đối với các nhà khoa học. Trong ảnh: Hiện tượng nguyệt thực một phần tại Cairo, Ai Cập ngày 16/7/2019. Ảnh: THX/TTXVN

Các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm G-Time của trường Đại học Tự do Brussels (ULB), vừa tiến hành phân tích các mẫu vật do tàu Apollo thu thập từ Mặt Trăng đưa về Trái Đất trong những năm 60 và 70 của thế kỷ trước. Theo kết quả công bố, Mặt Trăng - vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, già hơn so với chúng ta tưởng. Bằng việc phân tích hàm lượng nguyên tố hóa học Hafni và Wolfram trong các viên đá lấy từ Mặt Trăng, các nhà khoa học của ULB rút ra kết luận rằng “Chị Hằng” có thể được hình thành từ khoảng 50 triệu năm sau khi hệ Mặt Trời ra đời.

Theo các nhà khoa học, hàm lượng của 2 nguyên tố hóa học Hafni và Wolfram trong các mẫu vật từ Mặt Trăng, chính là “đồng hồ phóng xạ tự nhiên” để đo độ tuổi của thiên thể đặc biệt này.

 Các nhà khoa học của ULB cho rằng thông tin về độ tuổi thực của Mặt Trăng sẽ có tác động lớn tới lĩnh vực thiên văn học của thế giới hiện nay.
          
Đức Hùng
TTXVN

Có thể bạn quan tâm