Mái ấm tình thương nơi vùng cao biên giới Sơn La

Những mái ấm tình thương đã góp phần ổn định đời sống đồng bào dân tộc ở vùng cao biên giới Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường
Những mái ấm tình thương đã góp phần ổn định đời sống đồng bào dân tộc ở vùng cao biên giới Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã lồng ghép nguồn lực từ nhiều chương trình, dự án, tập trung đầu tư xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo ở vùng cao biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, Sơn La đã bàn giao được 1.229 ngôi nhà cho các hộ nghèo khó khăn về nhà ở tại huyện Vân Hồ, trị giá gần 50 tỷ đồng; mỗi năm xóa từ 15 đến 20 nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo ở huyện Sốp Cộp với giá trị từ 350 - 400 triệu đồng.

Mái ấm tình thương nơi vùng cao biên giới Sơn La ảnh 1Một trong những mái ấm tình thương nơi biên giới cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn ở huyện Sốp Cộp . Ảnh: Quang Quyết

Hạnh phúc được ở trong ngôi nhà mới khang trang, chị Giàng Thị Súa, dân tộc Mông ở bản Pa Cốp, xã Vân Hồ (huyện Vân Hồ) chia sẻ: “Căn nhà là niềm mơ ước bấy lâu nay của gia đình tôi. Đây là động lực giúp gia đình tôi tích cực lao động sản xuất, vươn lên trong cuộc sống”.

Mái ấm tình thương nơi vùng cao biên giới Sơn La ảnh 2Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Nguyễn Hữu Đông trao biểu trưng chìa khóa nhà cho các hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn ở huyện Sốp Cộp. Ảnh: Quang Quyết
Mái ấm tình thương nơi vùng cao biên giới Sơn La ảnh 3Những mái ấm tình thương đã góp phần ổn định đời sống đồng bào dân tộc ở vùng cao biên giới Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường

Đảm bảo diện tích sử dụng theo tiêu chuẩn “3 cứng” (khung - tường cứng, nền cứng và mái cứng), phù hợp với điều kiện tự nhiên, nhu cầu sử dụng và phong tục, tập quán của đồng bào DTTS, những mái ấm tình thương cho các hộ nghèo không chỉ giúp họ yên tâm lao động sản xuất mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Sơn La cũng như biên giới Tây Bắc của Tổ quốc.

Nguyễn Cường

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm