Ma Kim Hải - Người đảng viên dân tộc Tày hiến đất xây lớp mầm non cho trẻ em vùng khó

Cảm thông với những khó khăn, vất vả của các cô giáo và học sinh điểm trường mầm non cũ tại thôn Cả, xã Công Đa, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), ông Ma Kim Hải, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Cả, đã quyết định hiến gần 500 mét vuông đất của gia đình, để xây lớp học mầm non mới, giúp các cô giáo và học sinh có điều kiện dạy và học tốt hơn.

 

Ma Kim Hai - Nguoi dang vien dan toc Tay hien dat xay lop mam non cho tre em vung kho hinh anh 1
Điểm trường mầm non thôn Cả, xã Công Đa được xây dựng trên diện tích đất của gia đình ông Ma Kim Hải. Ảnh: TTXVN

Trước đây, điểm trường mầm non thôn Cả, xã Công Đa, nằm gần nghĩa trang của thôn, cơ sở vật chất lụp xụp, xuống cấp không đảm bảo việc học. Đầu năm học 2019-2020, điểm trường Mầm non thôn Cả được các nhà tài trợ ủng hộ kinh phí xây dựng điểm trường mới nhưng chưa có đất để xây. Nắm bắt được thông tin, ông Ma Kim Hải đã bàn bạc với gia đình và quyết định hiến gần 500 mét vuông đất của gia đình để xây điểm trường mới.

Cô giáo Ma Thị Tuyết, phụ trách điểm trường mầm non thôn Cả cho biết, nhờ việc hiến đất của ông Hải mà những lớp học mầm non được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Theo đó, những giờ học trong lớp, giờ chơi, thể dục... được tổ chức thuận lợi, nên trẻ phát triển toàn diện hơn.

Cô giáo Ma Thị Tuyết cũng cho hay, trong quá trình triển khai xây dựng điểm trường mầm non này, ông Hải đã đứng ra vận động người dân, phụ huynh tham gia hàng chục ngày công lao động để san mặt bằng, vệ sinh, dọn dẹp tại điểm trường.
Ma Kim Hai - Nguoi dang vien dan toc Tay hien dat xay lop mam non cho tre em vung kho hinh anh 2
Ông Ma Kim Hải cùng với các cháu học sinh tại điểm trường mầm non thôn Cả. Ảnh: TTXVN

Ông Ma Kim Hải, sinh năm 1964, dân tộc Tày, là cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về quê, phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, ông Hải luôn tích cực tham gia các phong trào, công việc chung của thôn, xã và được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn, đến nay đã được 12 năm. Nói về việc hiến đất xây điểm trường mầm non, ông Hải cho biết: Với mong muốn các cháu nhỏ trong thôn có nơi học tập, vui chơi, phát triển tốt hơn nên khi có thông tin được các nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí xây dựng điểm trường mới, tôi đã quyết định hiến đất của gia đình để xây lớp học mầm non cho các cháu.

Thực hiện Nghị quyết số 73 -NQ/TU ngày 10/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang về huy động trẻ đi nhà trẻ trên địa bàn tỉnh được triển khai, đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, việc huy động ở những nơi vùng sâu, vùng xa lại rất khó khăn, do đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhiều người chưa chú ý đến việc sớm đưa trẻ đến trường. Phát huy vai trò của người Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn, ông Ma Kim Hải không những hiến đất để xây lớp học mầm non mà còn cùng với các giáo viên đến từng nhà để tuyên truyền chủ trương của Đảng và vận động những hộ có con trong độ tuổi sớm đưa con đến trường. Đến nay, tỷ lệ huy động trẻ đi nhà trẻ trên địa bàn xã Công Đa đã đạt 37% (vượt mục tiêu Nghị quyết 73 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang đề ra đến năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 3 - 36 tháng tuổi trên địa bàn tỉnh đi nhà trẻ đạt trên 30%).

Bà Lương Thị Quế, người dân thôn Cả chia sẻ, qua tuyên truyền thấy được lợi ích của việc sớm đưa trẻ đến trường nên 2 cháu nội bà đều được cho đi học sớm. Qua thời gian học tập, các cháu tiến bộ rất rõ rệt, ngoan ngoãn hơn.

Ông Lương Công Trình, Chủ tịch UBND xã Công Đa, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) cho biết, trên cương vị Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn, ông Hải đã làm tròn trách nhiệm của mình. Ông Hải đã đi đầu trong tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước tới người dân. Những việc làm của ông Hải và gia đình luôn được bà con và chính quyền xã ghi nhận, biểu dương.
Quang Cường
 

Tin liên quan

Ông Điểu Blô, đảng viên người dân tộc S'Tiêng gương mẫu ở vùng biên Bình Phước

Đảng viên người dân tộc S'Tiêng ông Điểu Blô (65 tuổi) ở xã biên giới Lộc An, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước là người có uy tín tiêu biểu, luôn nỗ lực vận động người dân vượt qua các hủ tục, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh trật tự và chủ quyền vùng biên giới. Đặc biệt, trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ông là cầu nối quan trọng cùng địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các quy định phòng, chống dịch.


Đảng viên tiên phong vì cộng đồng

Ông Trương Văn Mận, đảng viên, hội viên Hội Nông dân xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là tấm gương tiêu biểu, tiên phong vì cộng đồng.


Đảng viên người Tày làm dân vận khéo

Luôn nhiệt tình, tận tâm với công việc, nhiều năm qua, đảng viên Triệu Thị Phòng, dân tộc Tày, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) đã trở thành tấm gương sáng cho đồng bào các dân tộc trong vùng noi theo.


Cao Thị Ngọc Thanh - Nữ đảng viên trẻ người Raglai tâm huyết với với đồng bào

Nói đến huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, người ta thường nghĩ đến vùng đất đồi núi còn nhiều khó khăn, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Nhưng nếu có dịp đặt chân đến đây, hẳn mọi người sẽ biết thêm nơi này còn có những người con của quê hương vô cùng tâm huyết với việc thúc đẩy phát triển kinh - tế xã hội và các phong trào của địa phương, điển hình là nữ đảng viên trẻ người Raglai Cao Thị Ngọc Thanh (sinh năm 1989).


Đảng viên trẻ dân tộc Nùng nỗ lực làm giàu

Với ý chí và nghị lực của mình, anh Nông Văn Hoàn, 33 tuổi, dân tộc Nùng, đảng viên trẻ, trưởng xóm Nà Nôm, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) đã tích cực sản xuất để thoát nghèo và vươn lên làm giàu.



Đề xuất