Ly Hờ Suy, người giữ hồn văn hóa của đồng bào Hà Nhì

          Với đồng bào dân tộc Hà Nhì ở thôn Choẻn Thèn, xã Y Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai), nghệ nhân Ly Hờ Suy (71 tuổi) là “linh hồn văn hóa”, bởi ông luôn đau đáu, miệt mài với việc gìn giữ văn hóa truyền thống.

          Sinh ra và lớn lên trong những câu truyện cổ, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, sớm làm quen với nghề đan lát truyền thống nên khi lớn lên, ông Ly Hờ Suy có niềm đam mê đặc biệt với nền văn hóa dân tộc Hà Nhì.

Ly Ho Suy, nguoi giu hon van hoa cua dong bao Ha Nhi hinh anh 1Ở tuổi 71, nghệ nhân Ly Hờ Suy (thôn Choản Thèn, xã Y Tý) vẫn miệt mài với những nan trúc, nan tre, đan vật dụng truyền thống bà con dân tộc Hà Nhì. Ảnh: Trọng Chính
Ly Ho Suy, nguoi giu hon van hoa cua dong bao Ha Nhi hinh anh 2Nan trúc, dây mây trước khi đan được nghệ nhân Ly Hờ Suy dùng dao chuốt cho bóng. Ảnh: Trọng Chính
Ly Ho Suy, nguoi giu hon van hoa cua dong bao Ha Nhi hinh anh 3Các vật dụng truyền thống của đồng bào Hà Nhì như rọ đựng cơm, làn khâu vá, gùi đi chợ, địu lấy củi, rổ rá… đan bởi nghệ nhân Ly Hờ Suy. Ảnh: Trọng Chính
Ly Ho Suy, nguoi giu hon van hoa cua dong bao Ha Nhi hinh anh 4Các vật dụng truyền thống của đồng bào Hà Nhì như rọ đựng cơm, làn khâu vá, gùi đi chợ, địu lấy củi, rổ rá… đan bởi nghệ nhân Ly Hờ Suy. Ảnh: Trọng Chính

Không chỉ là một “bảo tàng sống” về văn hóa Hà Nhì qua những câu truyện cổ, cách tổ chức lễ hội dân gian…, ông còn sử dụng thành thạo nan trúc, nan tre, dây mây… để đan: làn, gùi, địu, rổ… và đặc biệt là mâm cơm, đồ dùng không thể thiếu trong mỗi gia đình Hà Nhì. Mỗi khi rảnh rỗi, ông Suy lại hướng dẫn mọi người cách đan lát, cách gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc để phát triển du lịch, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Ly Ho Suy, nguoi giu hon van hoa cua dong bao Ha Nhi hinh anh 5Nghệ nhân Ly Hờ Suy hướng dẫn nghề đan vật dụng truyền thống cho anh Sò Vù Lủ, dân tộc Hà Nhì, thôn Choèn Thẻn, xã Y Tý. Ảnh: Trọng Chính
Ly Ho Suy, nguoi giu hon van hoa cua dong bao Ha Nhi hinh anh 6Với người Hà Nhì, chiếc mâm“Hà chì” vừa là đồ dùng sinh hoạt không thể thiếu của mỗi gia đình, vừa được dùng trong các nghi lễ cúng của đồng bào, đặc biệt là lễ hội Khô Già Già tạ ơn thần rừng…Ảnh: Trọng Chính
Ly Ho Suy, nguoi giu hon van hoa cua dong bao Ha Nhi hinh anh 7Các gia đình mang mâm “Hà chì” truyền thống và các lễ vật ra cúng tại lán tế thần “Á gơ lạ só” ở khu công viên của làng. Ảnh: Trọng Chính

Đóng góp không nhỏ vào việc gìn giữ văn hóa, ông Ly Hờ Suy đã được Nhà nước công nhận là Nghệ nhân dân gian, được nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian. Đây là nguồn động viên quý báu để ông tiếp tục công việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Hà Nhì. 

Bài: Hải Quỳnh. Ảnh: Trọng Chính

Tin liên quan

Hiện thực hóa ước mơ làm du lịch trên núi

Phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, những người con của núi rừng Tây Bắc hôm nay đang hiện thực hóa ước mơ làm du lịch trên núi. Ngày đêm nỗ lực vượt khó, họ đã tạo nên những sản phẩm du lịch cộng đồng (homestay) đặc sắc, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc…


Điện Biên: Gìn giữ nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc Hà Nhì (gồm 2 ngành Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ) sinh sống chủ yếu, tập trung tại hơn 20 bản thuộc 4 xã Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng, Leng Su Sìn của huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) - vùng cực Tây Tổ quốc. Thuộc cư dân, chủ thể đầu tiên đặt chân sinh sống trên vùng đất cực Tây Tổ quốc, trong quá trình định cư, lập bản, người Hà Nhì ở Mường Nhé đã tạo lập, gìn giữ, bảo lưu được những nét văn hóa truyền thống độc đáo, mang tính nhận diện văn hóa rất đậm nét.


Vui Tết cổ truyền của người Hà Nhì ở cực Tây Tổ quốc

Tại tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc Hà Nhì (thuộc hai nhóm là Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ) sinh sống tại 4 xã vùng biên gồm: Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé). Là chủ thể của vùng đất cực Tây Tổ quốc, qua quá trình định cư, sinh sống, xây dựng bản làng, người Hà Nhì đã bảo tồn, trao truyền được nền tảng văn hóa phong phú, đậm sắc thái và mang tính văn hóa đặc trưng.


Độc đáo phong tục ăn Tết của người Hà Nhì vùng biên giới Mường Tè

Năm nay, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở các xã vùng cao biên giới Ka Lăng, Thu Lũm, Tá Bạ, Mù Cả thuộc huyện Mường Tè (Lai Châu) nô nức ăn Tết cổ truyền bắt đầu ngày 21/11, tức ngày 7/10 âm lịch. Đây là dịp để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi và các gia đình đi chúc Tết lẫn nhau sau một năm lao động, thu hoạch mùa vụ.


Độc đáo nghi lễ tảo mộ của người Hà Nhì

Tháng 2 âm lịch hàng năm là thời điểm đồng bào Hà Nhì ở vùng cao Bát Xát (Lào Cai) làm lễ tảo mộ cho người đã mất. Gia đình nào có điều kiện sẽ xây “nhà mới” cho người đã khuất và tổ chức lễ tảo mộ linh đình.


Độc đáo lễ cúng nguồn nước đầu năm của người Hà Nhì xã Y Tý

Theo phong tục cổ truyền, mỗi dịp đầu xuân mới sau tết nguyên đán, người Hà Nhì đen ở thôn Lao Chải 1, xã Y Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai) đều tổ chức lễ cúng đầu nguồn nước thể hiện sự tri ân Thần Nước và cầu mong năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Qua đó, thể hiện ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ thiên nhiên, được duy trì và gìn giữ qua nhiều thế hệ.


Hấp dẫn trò chơi Đọ lo thé của người Hà Nhì

Trong mỗi dịp lễ tết của người Hà Nhì đều không thể thiếu các trò chơi, đặc biệt là trò đánh cù (đọ lo thé) truyền thống. Thông qua trò chơi truyền thống, đồng bào gửi gắm niềm mong ước về một mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, điều đó càng làm tăng thêm sự hứng khởi của những người dự hội.


Người Hà Nhì đen “nhảy que” trong lễ hội cầu mùa

Cũng giống như các trò chơi khác, "đu quay", "cầu bập bênh", "múa khăn", trò chơi “nhảy que” của người Hà Nhì vừa có tác dụng rèn luyện sức khỏe, vừa có ý nghĩa cố kết cộng đồng, tạo sự gần gũi, gắn bó, đoàn kết giữa các dân tộc trên địa bàn xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.


Người Hà Nhì

Người Hà Nhì sớm biết trồng lúa trên ruộng bậc thang. Họ giỏi việc khai khẩn tạo nên những thửa ruộng trên sườn núi dốc với những mương dẫn nước khéo léo. Họ quen dùng phân chuồng và phân tro trong canh tác lúa nước; đồng thời cũng làm nương cày hoặc nương cuốc để trồng ngô hoặc rau đậu, bầu, bí, bông, chàm...



Đề xuất