Lúa ST24 "bén duyên" với nhà nông vùng biên tỉnh Bình Phước

Người dân thu hoạch giống lúa ST24 vụ đầu tiên tại xã Lộc Khánh, huyện biên giới Lộc Ninh. Ảnh: TTXVN phát
Người dân thu hoạch giống lúa ST24 vụ đầu tiên tại xã Lộc Khánh, huyện biên giới Lộc Ninh. Ảnh: TTXVN phát

Niềm vui thu hoạch lúa mới ST24 đã về trên cánh đồng ở xã Lộc Khánh, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Dù chỉ mới trồng vụ đầu tiên theo hướng hữu cơ, nhưng giống lúa mới đã mang lại hiệu quả ngoài mong đợi cho bà con dân tộc thiểu số.

Lúa ST24 "bén duyên" với nhà nông vùng biên tỉnh Bình Phước ảnh 1Người dân thu hoạch giống lúa ST24 vụ đầu tiên tại xã Lộc Khánh, huyện biên giới Lộc Ninh. Ảnh: TTXVN phát

Gia đình anh Lâm Nghé ở ấp Chà Đôn trồng lúa hơn 10 năm, nhưng chưa năm nào cảm thấy phấn khởi như năm nay. Vụ gặt vừa qua, gia đình anh Nghé đã trồng thử nghiệm giống lúa chất lượng cao ST24 trên cánh đồng 1,1ha. Theo anh Lâm Nghé, đây là giống lúa được Hợp tác xã thương mại-dịch vụ Bom Bo Bình Phước hỗ trợ về giống, kỹ thuật, phân bón và sản phẩm làm ra thu mua trực tiếp tại ruộng cao hơn 20% so với các giống lúa truyền thống trồng trước đây.

Anh Lâm Nghé chia sẻ: “Tôi cũng như bà con ở đây thường trồng lúa bằng giống địa phương nên giá mua thấp. Sau vụ đầu tiên trồng giống ST24 theo hướng hữu cơ, bà con đã thấy sự khác biệt hơn từ năng suất đến giá cả. Mùa thu hoạch đầu tiên, tôi thu được trên 5 tấn lúa tươi từ 1,1ha. Giá hợp tác xã thu trực tiếp tại ruộng là 7.150 đồng/kg, cao hơn gần 2.000 đồng/kg so với các giống lúa khác tại địa phương”.

Lúa ST24 "bén duyên" với nhà nông vùng biên tỉnh Bình Phước ảnh 2Người dân thu hoạch giống lúa ST24 vụ đầu tiên tại xã Lộc Khánh, huyện biên giới Lộc Ninh. Ảnh: TTXVN phát

Theo anh Lâm Nghé, dù đã trồng lúa nước hơn chục năm nay nhưng đây là lần đầu tiên gia đình trồng giống ST24. Giống lúa truyền thống được thương lái thu mua giá từ 5.000-6.000 đồng/kg, nhưng với giống lúa này, Hợp tác xã Bom Bo Bình Phước thu mua giá cao hơn nên bà con rất phấn khởi.

Cách ấp Chà Đôn không xa là ấp Chà Đông. Gia đình ông Lâm Khên cũng rất phấn khởi sau khi thu hoạch 1,5 ha lúa thu về hơn 7 tấn. Theo ông Khen, những vụ thu hoạch lúa trước kia dù sản lượng đạt nhưng giá thu mua luôn bấp bênh nên sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi vụ chỉ thu về khoảng 8-10 triệu đồng. Còn khi áp dụng giống ST24, sau vụ thu hoạch đầu tiên năng suất lúa đạt cao hơn. Cụ thể, với diện tích 1,5 ha thu hơn 7 tấn lúa với giá thu mua cao hơn nên thu nhập tăng hơn. Toàn bộ lúa thu hoạch được hợp tác xã thu mua trực tiếp tại nhà nên bà con rất phấn khởi. Canh tác theo hướng hữu cơ bằng giống mới được giá cao nên bà con nơi đây rất hài lòng..

Lúa ST24 "bén duyên" với nhà nông vùng biên tỉnh Bình Phước ảnh 3Người dân thu hoạch giống lúa ST24 vụ đầu tiên tại xã Lộc Khánh, huyện biên giới Lộc Ninh. Ảnh: TTXVN phát

Theo những hộ trồng lúa ST24 ở xã Lộc Khánh, giống lúa truyền thống trước đây bà con thu hoạch được dưới 5 tấn/ha trong khi giống lúa ST24 đang cho năng suất trên 5 tấn/ha. Trồng lúa theo hướng hữu cơ còn giúp bà con nông dân tiết kiệm chi phí mua phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật...

Giám đốc Hợp tác xã Bom Bo Nghiệp Quốc Vương cho biết, hợp tác xã cam kết thu mua tất cả lúa của bà con nào đã trồng. Hợp tác xã thu mua hết sản phẩm lúa mà bà con đã đồng hành, đăng ký và hợp tác. Hợp tác xã Bom Bo muốn liên kết lâu dài với Hợp tác xã lúa Lộc Khánh như mở rộng diện tích, chung sức với bà con nông dân phát triển ngành lúa tại địa phương.

Lúa ST24 "bén duyên" với nhà nông vùng biên tỉnh Bình Phước ảnh 4Người dân thu hoạch giống lúa ST24 vụ đầu tiên tại xã Lộc Khánh, huyện biên giới Lộc Ninh. Ảnh: TTXVN phát

Chủ tịch UBND xã Lộc Khánh Trần Quang Vinh cho biết, với mô hình trồng giống lúa mới, kỹ thuật không đòi hỏi quá khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Phân bón cũng giảm, bà con có thể tận dụng nguồn phân chuồng gia súc, từ đó giảm giá thành trong khi giá bán lúa tăng lên. Địa phương xác định đây là một hướng đi đúng của bà con nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Dù trồng thử nghiệm toàn xã chỉ gieo trồng được hơn 10 ha. Một số hộ đang thu hoạch, năng suất dự kiến không dưới 6 tấn/ha. Đây là một trong những thành công mà mô hình đã mang lại cho người dân và hướng tới xã sẽ nhân rộng lên ít nhất 60 ha.

Bên cạnh đó, việc Hợp tác xã thương mại-dịch vụ Bom Bo Bình Phước cam kết gắn bó lâu dài nên bàn con càng yên tâm sản xuất giống lúa ST24. Đây còn là hướng đi rất phù hợp với địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhiều diện tích đất canh tác từ 2-3 vụ /năm như xã Lộc Khánh.

K GỬIH

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm