Long An: Liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản

Long An: Liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
Cũng theo ông Trần Văn Cần, để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh Long An sẽ tập trung thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới; trong đó, trọng tâm là nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu.
Rau sản xuất theo hướng công nghệ cao, bước đầu mang lại hiệu quả. Nguồn: Báo Long An online
Rau sản xuất theo hướng công nghệ cao, bước đầu mang lại hiệu quả.
Nguồn: Báo Long An online
  
Hơn nữa, xác định rõ xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, chỉ tiêu thi đua quan trọng của các cấp, các ngành và là tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức.
  
Ngoài ra, tỉnh Long An cũng đẩy mạnh phát triển sản xuất với trọng tâm thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu nông nghiệp. Đồng thời, phát triển kinh tế hợp tác phù hợp, hiệu quả; đẩy mạnh thực hiện liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản; tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm thị trường đầu ra cho nông sản; triển khai thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm”.
  
Mặt khác, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về xây dựng nông thôn mới qua việc hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất. Ngoài ra, hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn; khuyến khích người dân, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới.
  
Thống kê cho thấy, năm 2018 kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn tiếp tục có những bước phát triển quan trọng; sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển ổn định; trong đó tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang đi đúng hướng.

Đặc biệt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy mạnh; chất lượng giáo dục ngày càng tăng. Cụ thể như bình quân số tiêu chí nông thôn mới đạt được trên 1 đơn vị xã 15,2 tiêu chí.
  
Đây là mức đạt khá cao so với các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (không còn xã dưới 7 tiêu chí);  huy động nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới được 15.017 tỷ đồng để thực hiện chương trình; trong đó, việc sử dụng nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới tiếp tục tập trung đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập cho người dân (chiếm 88,58 % tổng nguồn lực thực hiện chương trình).
 
Đáng lưu ý, thông qua chương trình này, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn tiếp tục được cải thiện tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm đều giảm. Vì thế, tính đến năm 2018 toàn tỉnh còn 11.868 hộ nghèo (tỷ lệ 2,93%); 14.997 hộ cận nghèo (tỷ lệ 3,70%). 

Đặc biệt, toàn tỉnh Long An đã có 68 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 40,9% số xã toàn tỉnh;  xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí: 61 xã; xã dưới 10 tiêu chí, có 4 xã, và 25 xã đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2016 trở về trước không còn nợ tiêu chí.
 Thanh Bình
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm