Lối sống lành mạnh giúp làm chậm tình trạng suy giảm trí nhớ

Mất trí nhớ là một biểu hiện thông thường của tuổi già. Một cuộc nghiên cứu kéo dài 10 năm với người lớn tuổi ở Trung Quốc phát hiện tỷ lệ nghịch giữa lối sống lành mạnh và tình trạng suy giảm trí nhớ, ngay cả với người có mang gene của bệnh Alzheimer's.

Do không có bất cứ biện pháp điều trị đối với hầu hết các yếu tố dẫn đến suy giảm nhận thức, do đó, con người đang ngày càng chú trọng lối sống lành mạnh với hy vọng giảm thiểu nhưng nguy cơ đối với sức khỏe toàn diện. Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 29.000 người tuổi ở độ tuổi 60 với tình trạng nhận thức bình thường trong 10 năm. Khoảng 49% người tham gia nghiên cứu là phụ nữ.

Ở giai đoạn đầu thực hiện nghiên cứu vào năm 2009, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra chức năng ghi nhớ của người tham gia thông qua Auditory Verbal Learning Test (AVLT), một trong những bài kiểm tra từ được sử dụng rộng rãi nhất. Những người tham gia cũng được kiểm tra để xác định có gene APOE - loại gene có liên quan đến bệnh Alzheimer's. Có 20% người tham gia nghiên cứu được xác định mang gene này.

Những người tham gia lần lượt được kiểm tra đánh giá theo các năm 2012, 2014, 2016 và 2019.

Trong quá trình theo dõi, 6 yếu tố lối sống lành mạnh đã được phân tích: chế độ ăn uống lành mạnh (tuân thủ các loại thực phẩm được khuyến nghị), tập thể dục thường xuyên (ít nhất 150 phút với cường độ vừa phải hoặc 75 phút với cường độ mạnh mỗi tuần), giao tiếp xã hội tích cực (ví dụ: gặp bạn bè và gia đình ít nhất hai lần một tuần), hoạt động nhận thức tích cực (ví dụ: đọc, viết, chơi cờ ít nhất hai lần một tuần), không hút thuốc và không bao giờ uống rượu.

Những người tham gia được phân loại vào nhóm thuận lợi nếu họ có từ 4 đến 6 yếu tố về lối sống lành mạnh, nhóm trung bình từ 2 đến 3 yếu tố và nhóm không thuận lợi từ 0 đến 1. Người tham gia cũng được chia thành nhóm mang APOE và nhóm không mang. Trong suốt 10 năm theo dõi, 7.164 người tham gia đã qua đời và 3.567 người bỏ nghiên cứu vì nhiều lý do.

Kết quả cho thấy điểm AVLT trung bình liên tục giảm trong 10 năm. Điểm số cao nhất được ghi nhận ở nhóm thuận lợi và thấp nhất ở nhóm không thuận lợi. Những người tham gia có lối sống thuận lợi và trung bình, ngay cả khi họ là người mang APOE, có tốc độ suy giảm trí nhớ chậm hơn so với những người tham gia có lối sống không thuận lợi.

Trong số 6 yếu tố, chế độ ăn uống lành mạnh có ảnh hưởng đáng kể nhất đến trí nhớ, tiếp theo là hoạt động nhận thức tích cực, tập thể dục thường xuyên, tiếp xúc xã hội tích cực, không bao giờ hoặc trước đây hút thuốc và không bao giờ uống rượu.

Trong khi đó, kết quả cũng cho thấy lối sống thuận lợi có liên quan đến khả năng tiến triển thành suy giảm nhận thức nhẹ và chứng mất trí thấp hơn 90%. Con số cho nhóm trung bình là 30%.

Lan Phương

Tin liên quan

Những điều cần biết về bệnh Alzheimer

Alzheimer là một bệnh thoái hóa thần kinh gây ra hội chứng mất trí nhớ, ảnh hưởng tới hơn 30 triệu người trên toàn thế giới và đến nay vẫn là căn bệnh chưa có thuốc chữa. Sau đây là những điều cần biết về căn bệnh này nhân Ngày Alzheimer Thế giới (21/9).


Australia tạo đột phá trong nghiên cứu về bệnh Alzheimer

Các nhà nghiên cứu Australia đã phát hiện cách thức một loại protein là tác nhân khiến bệnh Alzheimer diễn tiến nghiêm trọng hơn, qua đó mang lại hy vọng về một phương pháp điều trị hiệu quả đối với căn bệnh này.


Phát hiện về cơ chế trong não bộ thúc đẩy bệnh Alzheimer

Các nhà khoa học thuộc Đại học Ben Gurion (BGU) ở miền Nam Israel đã phát hiện một cơ chế trong não bộ ở người thúc đẩy sự phát triển của bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Phát hiện này đã được đăng tải trên tạp chí Chem Catalysis số ra ngày 9/8.


Tác dụng của trà xanh đối với bệnh giảm sút trí tuệ

Trong bối cảnh tình trạng già hóa dân số đang ngày một gia tăng, kéo theo tỷ lệ những người mắc các bệnh thoái hóa thần kinh, trong đó có Alzheimer, cũng tăng cao, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Nông nghiệp An Huy (Anhui) và Đại học Khoa học và công nghệ Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu các chất có thể giảm tác động của những căn bệnh này.


Bệnh mất trí nhớ có sự khác biệt theo giới

Theo phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) tại Seoul, nhóm nghiên cứu thuộc Bệnh viện Samsung Seoul do Giáo sư Seo Sang-won (Xeo Xang Uôn) là trưởng nhóm đã tiến hành nghiên cứu đối với 1.322 người trên 65 tuổi, trong đó nam giới là 774 người, có nhận thức hoàn toàn bình thường. Các nhà nghiên cứu đã đo độ dày của vỏ não thông qua chụp cộng hưởng từ (MRI), phân tích về mối tương quan giữa dữ liệu này với các yếu tố rủi ro.


Ngủ không sâu giấc - dấu hiệu sớm của chứng Alzheimer

Theo một nghiên cứu vừa đăng tải trên Tạp chí Y học Tịnh tiến (Science Translational Medicine), những người càng cao tuổi có giấc ngủ không sâu, thường có mức độ protein ổn định vi ống (tau protein) cao hơn. Lượng protein này tăng cao là một dấu hiệu cảnh báo chứng mất trí nhớ Alzheimer và có liên quan tới tình trạng tổn thương não bộ, cũng như suy giảm nhận thức.



Đề xuất