Lời khẩn cầu của dòng Đà Giang khi mực nước hồ xuống thấp

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cực đoan cùng sự tác động của con người lên thượng nguồn sông Đà khiến lượng nước về hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình nhiều năm trở lại đây sụt giảm một cách đáng báo động, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên của dòng sông và sinh kế của người dân trên vùng lòng hồ – điều chưa từng xảy ra trong suốt 30 năm qua.

Ngay từ đầu năm 2021, nước sông Đà xuống thấp hơn mọi năm và hình ảnh hồ Hòa Bình mênh mang, xanh ngắt thường thấy đã không còn.

Loi khan cau cua dong Da Giang khi muc nuoc ho xuong thap hinh anh 1Một nhánh sông Đà chảy về xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc nhiều tháng qua đã cạn trơ đáy. Những năm trước, tàu du lịch có thể đưa du khách qua nơi đây để ghé thăm các Homestay của xã Hiền Lương. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Loi khan cau cua dong Da Giang khi muc nuoc ho xuong thap hinh anh 2Hình ảnh khô hạn và nứt nẻ của lòng sông Đà khi thiếu nước trên nhánh sông chảy về xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Từ tháng 6-11/2021, mực nước hồ thủy điện Hòa Bình không vượt quá 103m - mức cạn nhất trong suốt 30 năm qua. Cuối tháng 12/2021, tuy tình hình đã có cải thiện so với tháng 11, nhưng lượng nước hiện vẫn thiếu khoảng gần 700 triệu m3, tương đương 11% dung tích thiết kế.

Loi khan cau cua dong Da Giang khi muc nuoc ho xuong thap hinh anh 3Lượng nước về các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Đà trong mùa mưa năm 2021 chỉ bằng khoảng 60 - 70% so với trung bình nhiều năm. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Loi khan cau cua dong Da Giang khi muc nuoc ho xuong thap hinh anh 4Một thân cây cổ thụ vẫn sừng sững nơi lòng hồ khô cạn, đoạn thuộc địa phận xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc. Lúc bình thường, khi nước hồ Hòa Bình đầy sẽ vượt qua ngọn của thân cây này. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Loi khan cau cua dong Da Giang khi muc nuoc ho xuong thap hinh anh 5 Những bè cá lồng của người dân không kịp di dời, bị mắc cạn lại ngay trên vùng đất mà trước đó còn ngập nước có độ sâu khoảng hơn 10m. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thì lượng nước về các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Đà trong mùa mưa năm 2021 chỉ bằng khoảng 60 - 70% so với trung bình nhiều năm, đặc biệt các lưu vực giữa của hồ Hòa Bình và Sơn La chỉ bằng 20 - 60%.

Loi khan cau cua dong Da Giang khi muc nuoc ho xuong thap hinh anh 6Một nhánh sông Đà bị cạn nước và những lồng cá của người dân bị mặc kẹt lại trên vùng đất cạn ở xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Loi khan cau cua dong Da Giang khi muc nuoc ho xuong thap hinh anh 7Mặt nước hồ Hòa Bình bị đổi màu bởi sặc bùn đỏ do mực nước xuống thấp. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Loi khan cau cua dong Da Giang khi muc nuoc ho xuong thap hinh anh 8 Người dân xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc đi làm về và băng tắt ngay trên lòng sông Đà bị cạn nước, nứt nẻ. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Tình trạng thiếu hụt nước nghiêm trọng của hồ Hòa Bình đã kéo dài nhiều năm qua. Điều này đã tác động tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên của dòng sông và sinh kế của người dân trên vùng lòng hồ. Nhiều người dân đã đầu tư để phát triển kinh tế nuôi cá lồng, nhưng khi mực nước xuống thấp, nhiều bè cá lồng của người dân không kịp di dời, bị mắc cạn lại ngay trên vùng đất mà trước đó còn ngập nước có độ sâu khoảng hơn 10m gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho bà con.

Loi khan cau cua dong Da Giang khi muc nuoc ho xuong thap hinh anh 9Người dân tìm bắt những con cá suối nhỏ ngay trên vùng lòng hồ cạn nước, đoạn qua xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Loi khan cau cua dong Da Giang khi muc nuoc ho xuong thap hinh anh 10 Chị Đinh Thị Thọ, xã Tiền Phong buồn bã vớt những con cá trắm đen to bị chết tại các lồng nuôi do bị sặc bùn và thiếu ôxy. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Các xã ven hồ Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong của huyện Đà Bắc - vùng trọng điểm nuôi cá lồng bè của tỉnh Hòa Bình đã thiệt hại khoảng 30 tấn cá bị chết do sặc bùn, nắng nóng và bởi nước hồ Hòa Bình xuống thấp. Anh Đinh Công Tiện, xóm Điêng Lựng, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc có 7 lồng bè nuôi cá lồng, chỉ trong ngày 6/7/2021, do nước hồ rút nhanh nên gần 1 tấn cá, chủ yếu là cá lăng, chiên, trắm đen tại các lồng nuôi của gia đình bị chết do sặc bùn dẫn đến tình trạng thiếu ôxy.

Loi khan cau cua dong Da Giang khi muc nuoc ho xuong thap hinh anh 11Gia đình anh Đinh Công Tiện, xóm Điêng Lựng, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc bị thiệt hại kinh tế nặng nề khi nước hồ rút nhanh. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Cuộc sống của người dân và sự toàn vẹn của hệ sinh thái tự nhiên vùng lòng hồ Hòa Bình rồi sẽ ra sao khi sinh kế của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số đang gắn chặt với vùng lòng hồ.

Trọng Đạt

 

Tin liên quan

Cá lồng chết hàng loạt do mực nước hồ Hòa Bình xuống thấp

Ngày 7/7, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đà Bắc (Hòa Bình) cho biết, hiện toàn huyện có khoảng 16 tấn cá lồng bị chết ngạt do thiếu ô-xy bởi mực nước hồ Hòa Bình đang xuống thấp, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nhiều hộ dân ở vùng lòng hồ sông Đà.


Phát triển nuôi cá lồng ở vùng hồ Hòa Bình

Tận dụng lợi thế sẵn có của hồ Thủy điện Hòa Bình với diện tích mặt hồ khoảng 9.000 ha mặt nước, trải dài trên địa bàn 19 xã thuộc 5 huyện, thành phố, những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện sông Đà đã phát triển cả về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt tại xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc nuôi cá lồng đang trở thành lĩnh vực phát triển kinh tế mũi nhọn, đem lại thu nhập cao và ổn định cho người dân nơi đây.


Phát triển nghề nuôi cá sạch trên vùng hồ Hòa Bình

Khi ngăn đập trên dòng sông Đà hùng vĩ, xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình, đã tạo nên vùng hồ nước ngọt rộng lớn ở vùng Tây Bắc với dung tích gần 10 tỷ m3 nước, nơi rộng nhất 2 km, sâu từ 80-100 m; riêng diện tích mặt hồ ở tỉnh Hòa Bình khoảng 8.900 ha, trải dài trên địa bàn 19 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Lòng hồ được được bao bọc bởi các dãy núi đá cao, có thảm thực vật đa dạng, phong phú, nước hồ sạch, hầu như chưa bị ô nhiễm, là môi trường thuận lợi phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.



Đề xuất