Liên kết sản xuất và tiêu thụ giúp tăng lợi nhuận từ 3 - 4 triệu đồng/ha/vụ lúa

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, tổng diện tích sản xuất lúa hàng năm ở tỉnh đạt hơn 520.000 ha với sản lượng trên 3,3 triệu tấn. Vụ lúa Đông Xuân năm 2020, có 37 hợp tác xã, trên 40 tổ hợp tác và 20 công ty doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong và ngoài tỉnh thực hiện liên kết bao tiêu sản xuất lúa hơn 23.000 ha, sản lượng hơn 162.000 tấn, chiếm hơn 11% tổng diện tích sản xuất. Kết quả liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giúp nông dân tăng thêm lợi nhuận bình quân từ 3 - 4 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất truyền thống.

Lien ket san xuat va tieu thu giup tang loi nhuan tu 3 - 4 trieu dong/ha/vu lua hinh anh 1Thu hoạch lúa. Ảnh : Duy Khương

Diện tích thực hiện liên kết trung bình hàng năm đạt 134.900ha với sản lượng lúa tiêu thụ qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với các hợp tác xã, tổ hợp tác đạt gần 721.700 tấn. Phương thức liên kết chủ yếu là đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân tham gia liên kết vào đầu vụ, đồng thời có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quản lý sâu bệnh hại trong suốt vụ mùa, đến cuối vụ thu hoạch, công ty đến thu mua lúa theo giá thị trường hoặc cao hơn từ 100-200 đồng/kg.

Ngoài ra, còn có các phương thức liên kết khác như : đầu tư vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tiêu thụ lúa; đầu tư giống, tạm ứng vốn và tiêu thụ lúa; không đầu tư, chỉ tiêu thụ lúa...

Điển hình về mô hình liên kết sản xuất lúa có huyện Tháp Mười, năm vừa qua huyện liên kết sản xuất là tiêu thụ lúa giữa các công ty, doanh nghiệp với Hợp tác xã, Tổ Hợp tác và nông dân hơn 10.000 ha. Các doanh nghiệp đã thực hiện dưới nhiều hình thức như: đầu tư giống, phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật và tiêu thụ; đầu tư giống và tiêu thụ; không đầu tư chỉ tiêu thụ; liên kết sản xuất giống….

Việc tham gia thực hiện các mô hình đã làm thay đổi tập quán sản xuất truyền thống của người dân, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất, giảm giá thành và tăng thu nhập. Vừa qua Công ty TNHH Phương Minh liên kết bà con nông dân ở huyện Thanh Bình , xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi lúa gạo an toàn được 120 ha, hợp đồng liên kết tiêu thụ với giá tăng từ 150 - 200 đồng/kg so với ruộng lúa bên ngoài mô hình.

Tại Hợp tác xã Mỹ Đông 2, huyện Tháp Mười thực hiện mô hình liên kết tiêu thụ lúa với quy mô 300 ha. Hợp tác xã Tân Cường, huyện Tam Nông hơn 1.500 ha, qua liên kết của các công ty, doanh nghiệp với hợp tác xã mua lúa cao hơn ngoài mô hình 200 đồng/kg lúa.

Ở huyện Hồng Ngự có mô hình liên kết tiêu thụ lúa với hơn 7.000 ha là một trong những huyện có liên kết nhiều, hướng sản xuất theo chuỗi giá hàng hóa. Mô hình này giúp cho nông dân tăng sản lượng, tăng lợi nhuận bình quân từ 3-4 triệu đồng/ha/vụ so với mô hình sản xuất truyền thống.

Ngoài việc liên kết tiêu thụ lúa hàng hóa, nhiều bà con nông dân còn được các Công ty, doanh nghiệp liên kết sản xuất lúa giống, hoặc lúa nếp. Bình quân liên kết sản xuất lúa giống được mua cao hơn với giá lúa thường từ 500-800 đồng/kg.Tại huyện Tháp Mười có anh Nguyễn Văn Hải ở xã Láng Biển, sản xuất hơn 2 ha lúa nếp, theo mô hình sản xuất giống lúa nếp, vụ Đông Xuân vừa qua bán được 6.700 đồng/kg, cao hơn năm 2019 là 1.200 đồng/kg.

Lien ket san xuat va tieu thu giup tang loi nhuan tu 3 - 4 trieu dong/ha/vu lua hinh anh 2Đồng Tháp tăng thêm nguồn thu từ bán rơm tươi sau khi thu hoạch lúa .Ảnh: Nguyễn Văn Trí - TTXVN

Từ mô hình liên kết sản xuất lúa, nông dân đã chú ý đến chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hoá, tạo điều kiện chuyển dịch lao động ra khỏi nông nghiệp và điều quan trọng nhất là nông dân bước đầu ý thức chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi luá gạo an toàn đã và đang thu hút nhiều nông dân tham gia, góp phần xây dựng và hình thành vùng nguyên liệu lúa, gạo chất lượng cao. Đồng thời bà con còn áp dụng công nghệ cao và thực hiện cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, từ đó đã góp phần làm giảm chi phí sản xuất 600 - 1.500 đồng/kg.

Nguyễn Văn Trí

Tin liên quan

Hiệu quả từ ứng dụng hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước ở Đồng Tháp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, các hộ nông dân áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn như: hệ thống tưới phun tự động, bán tự động và tưới nhỏ giọt năm 2020 được gần 25 nghìn ha; trong đó, tưới phun cục bộ nhiều nhất hơn 24 nghìn ha, còn lại là tưới nhỏ giọt và tưới tiết kiệm trong nhà lưới, nhà kính.


Vừng được mùa, được giá giúp nông dân Đồng Tháp tăng thu nhập

Trước thời tiết nắng nóng, có nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng, nhất là các khu vực gò cao, trong vụ Hè Thu, nông dân Đồng Tháp đã chủ động chuyển đổi sang trồng vừng thay vì trồng lúa như trước đây. Nông dân còn phấn khởi hơn khi vừng năm nay được mùa, được giá.


Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gia cầm ở Đồng Tháp

Chăn nuôi gia cầm, trong đó có vịt là một trong 5 ngành hàng tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, tái cơ cấu ngành chăn nuôi vịt chưa hiệu quả có nguyên nhân. Đó là quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, số lượng hộ nuôi liên kết thành các tổ hợp tác, hợp tác xã chưa nhiều.


Liên kết sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã xuất hiện một số mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nhờ đó đã tạo ra được những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, được nhiều người tiêu dùng tin dùng và lựa chọn. Các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh hầu hết đều có đầu ra ổn định, đem lại lợi nhuận cao cho người trồng. Đặc biệt, với mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ không những đảm bảo sức khỏe cho người trồng mà còn đảm sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng.


Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản ở Kim Bôi

Nhờ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng các chuỗi sản xuất liên kết các doanh nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm đã giúp nông dân huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình không phải lo lắng với tình trạng "được mùa, rớt giá” bởi sản phẩm làm ra đến đâu được các doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ hết đến đó.


Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo Quyết định 62

Thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Thông tư hướng dẫn số 15/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), đến nay tại nhiều địa phương trên cả nước đã xuất hiện những mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản đem lại hiệu quả kinh tế cao.



Đề xuất