Liên kết sản xuất – mô hình hiệu quả cho nhà nông ở Thanh Xương (Điện Biên)

Liên kết sản xuất – mô hình hiệu quả cho nhà nông ở Thanh Xương (Điện Biên)

Gia đình anh Lò Văn Hạnh, thuộc đội 15 xã Thanh Xương, huyện Điện Biên có khoảng 2.500m2 ruộng. Vụ chiêm xuân năm nay anh gieo toàn bộ bằng giống lúa chất lượng cao bắc thơm số 7 – loại giống siêu nguyên chủng do Công ty giống lúa Thái Bình cung ứng. Nhờ chăm bón tốt, đúng quy trình nên vụ lúa này gia đình anh thu hoạch được khoảng 1,6 tấn thu về hơn 13 triệu đồng.

T12d.JPG

Vụ chiêm xuân thắng lợi. Ảnh: Kinh tế nông thôn

Đây không phải là lần đầu tiên gia đình anh thực hiện liên kết sản xuất với các doanh nghiệp. Từ năm 2009 đến nay, trạm giống Điện Biên cũng là đối tác thường xuyên của gia đình. Ttheo anh Hạnh, tham gia liên kết sản xuất do hợp tác xã giới thiệu được lợi đủ đường, cứ nhận giống về trồng, bao giờ thu hoạch mình mới phải trả phí. Thu hoạch xong chẳng phải lo nơi tiêu thụ, chẳng sợ ép giá và cũng chẳng cần mất tiền cho công vận chuyển vì doanh nghiệp đến thu mua tận nơi.

Với 2.500m2 ruộng, năm nào gia đình anh cung cấp cho đối tác khoảng 3 tấn thóc với lãi suất hơn 30 triệu đồng/năm. Ngôi nhà 2 tấng với diện tích sử dụng 100m2 có chi phí xây dựng hơn 800 triệu đồng cũng từ tiền thóc lúa anh tích cóp:

Anh Lò Văn Bun, cán bộ Phòng Khuyến nông, khuyến ngư xã Thanh Xương, đồng thời là chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp Thanh Xương cho biết, trước đây, khi thực hiện liên kết, các hộ gia đình sẽ ký trực tiếp tới các công ty, hợp tác xã giữ vai trò là cầu nối giữa các xã viên và các doanh nghiệp. Còn hiện nay, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ đứng ra trực tiếp ký hợp đồng. Không chỉ hưởng lợi về chi phí vận chuyển, có đầu ra ổn định, các hộ gia đình tham gia liên kết còn được tập huấn khoa học kỹ thuật, hội thảo đầu bờ, tham quan, học hỏi mô hình tiến bộ nên năng suất và chất lượng lúa đạt kết quả tốt.

Theo anh Lò Văn Bun, trong triển khai liên kết với doanh nghiệp, yêu cầu về chất lượng sản phẩm rất khắt khe; giống lúa lại cần quy trình chăm sóc cẩn thận. Trong khi đó, kỹ thuật trồng, chăm sóc của người dân còn hạn chế, gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình cung ứng sản phẩm. Xã cũng đã tuyên truyền và bà con tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất lúa. Hiện nay đã làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng cao và được thị trường ưa chuộng.

Theo VOV4

Có thể bạn quan tâm