Lễ Sen Đôn-ta của đồng bào Khmer

Lễ Sen Đôn-ta của đồng bào Khmer
Vật phẩm trong lễ đặt cơm vắt
Vật phẩm trong lễ đặt cơm vắt

Mùa Đôn-ta diễn ra trong 15 ngày. Vào tối ngày 15/8 âm lịch, bà con Khmer bắt đầu tiến hành các nghi lễ của lễ Sen Đôn-ta như: vào chùa làm lễ bái Tam Bảo, nghe sư sãi thuyết giảng về lý “nhân quả” và ý nghĩa của lễ Sen Đôn-ta... 

Đồng bào Khmer chuẩn bị cơm nép vắt đặt quanh chánh điện
Đồng bào Khmer chuẩn bị cơm nép vắt đặt quanh chánh điện

Sáng ngày 16 cho đến ngày áp chót 28 hoặc 29 âm lịch, tùy theo tháng thiếu hay tháng đủ, đồng bào Khmer đến chùa từ 3 - 4 giờ sáng để thực hiện nghi lễ “Bos-Bai-Bân” (rải cơm vắt) cho các hương linh đã khuất. Lễ phẩm gồm có: cơm vắt, thức ăn mặn ngọt, nước ngọt, hoa quả... Sau khi sư sãi tụng kinh, các lễ phẩm đó được bày ra mâm, đặt theo 8 hướng xung quanh ngôi chánh điện. Nghi lễ rải cơm vắt phải kết thúc trước 4 giờ sáng. Sau đó, bà con về chuẩn bị thức ăn mang đến chùa dâng lên sư sãi, nghe sư sãi tụng kinh cầu siêu…

Một nghi lễ trong lễ Sen Đôn - ta
Một nghi lễ trong lễ Sen Đôn - ta

Vào ngày cuối cùng (ngày Giỗ hội), kết thúc mùa Sen Đôn-ta, đồng bào Khmer tề tựu về chùa đông hơn. Ai mà trong 14 ngày qua chưa được đến chùa thì sẽ tranh thủ đến trong ngày cuối này để tham dự “Lễ Đặt bát hội” hồi hướng phước lành cho các bậc ân nhân, bà con họ hàng đã quá vãng…

Sư sãi tụng kinh để hồi hướng quả phúc đến các hương linh
Sư sãi tụng kinh để hồi hướng quả phúc đến các hương linh

Có thể bạn quan tâm