Lễ mừng cơm mới của người La Chí ở Quang Bình

Trong hai ngày 9 và 10/10, tại thôn Lùng Vi, xã Nà Khương, Ủy ban Nhân dân huyện Quang Bình (Hà Giang) đã tổ chức phục dựng Lễ mừng cơm mới. Lễ mừng cơm mới có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống văn hóa của người La Chí.

Lễ hội năm nay được tổ chức quy mô, bài bản nhằm phục dựng, bảo tồn và phát huy nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc La Chí nói riêng và các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện nói chung.

Cùng với Lễ mừng cơm mới, còn có hàng loạt các hoạt động như tổ chức cắt lúa, rước hồn lúa về nhà, đồ lúa, sấy lúa để làm cốm, xôi dâng cúng tổ tiên. Cùng với đó các hoạt động vui chơi giải trí như ném còn giao duyên, đu quay… cũng được tổ chức với sự tham dự của đông đảo người dân.

Le mung com moi cua nguoi La Chi o Quang Binh hinh anh 1 Thịt chuột trong nghi lễ cúng mừng cơm mới. Ảnh: Nguyễn Chiến - TTXVN

Ông Vương Văn Phô, thôn Lùng Vi, xã Nà Khương, huyện Quang Bình (Hà Giang) chia sẻ, năm nào cũng vậy, để chuẩn bị cho Lễ mừng cơm mới, từ hôm trước, gia đình ông đã lau dọn bàn thờ, chuẩn bị lễ vật cúng. Đặc biệt trong lễ vật cúng không thể thiếu cá hoặc thịt chuột, thảo quả... “Sáng nay, từ sớm tinh mơ những người phụ nữ trong gia đình La Chí đi cắt lúa về để giã, đồ xôi, làm cốm dâng lên tổ tiên. Sau khi dâng tổ tiên xong rồi mới được ăn”, ông Phô chia sẻ.

Le mung com moi cua nguoi La Chi o Quang Binh hinh anh 2Thầy cúng đang làm lễ cúng mừng cơm mới tại gia đình ông Vương Văn Phô, thôn Lùng Vi, xã Nà Khương, huyện Quang Bình (Hà Giang). Ảnh: Nguyễn Chiến - TTXVN

Bà Chẳng Thị Liên, Phó Chủ tịch UBND huyện Quang Bình cho biết, việc phục dựng Lễ mừng cơm mới nhằm gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc La Chí. Huyện Quang Bình cũng đã chỉ đạo các thôn bản, đơn vị trường học phải gìn giữ tiếng nói, chữ viết cũng như phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào La Chí, nhằm góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện Quang Bình.

Hàng năm, cứ vào độ cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch, khi vụ lúa mùa chín rộ trên khắp các nương đồi, cũng là lúc cộng đồng người La Chí ở huyện Quang Bình tổ chức dâng cúng cơm mới với tổ tiên. Theo phong tục của người La Chí, lễ dâng cúng cơm mới có ý nghĩa báo cáo với tổ tiên, hiếu lễ trên dưới, đồng thời cầu mong cho vụ lúa năm sau được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và bình an đến với mọi người.

Nguyễn Chiến

Tin liên quan

Tái hiện nghi thức Mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Lào

Trong khuôn khổ các hoạt động nhân sự kiện Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2021, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Lào đến từ tỉnh Sơn La đã tái hiện Nghi thức Mừng cơm mới (Kin Khảu Hó).


Nghi thức Cúng cơm mới của người La Ha

Cứ vào khoảng tháng 9, tháng 10 dương lịch hàng năm, trước khi gặt lúa, bà con người La Ha (Sơn La) thường làm lễ cúng cơm mới. Nghi thức này luôn được cộng đồng người La Ha ở Sơn La trân trọng lưu giữ.


Lễ cơm mới của người Mày

Giữa ngút ngàn Trường Sơn hùng vĩ, tộc người Mày (dân tộc Chứt) ở Quảng Bình đang hòa nhập nhanh với cuộc sống hiện đại, tuy nhiên họ vẫn bảo lưu được cốt cách đặc sắc của tộc người mình.


Độc đáo Tết cơm mới của người Xá Phó ở Lào Cai

Vừa qua, Bộ VHTTDL phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Lào Cai tổ chức phục dựng Lễ hội Tết cơm mới (còn gọi Già sợ da) của người Xá Phó (dân tộc Phù Lá) tại thôn Khe Van, xã Sơn Thủy, Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động nhằm thực Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020 về bảo tồn, phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số thuộc chương trình mục tiêu phát triển văn hóa.


Lễ ăn cơm mới "Giày xí mà" của người Phù Lá

Đối với người Phù Lá, tết cơm mới "Giày xí mà" là một nghi lễ rất quan trọng để cảm ơn tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho gia đình, cộng đồng có vụ mùa bội thu. Khi các cánh đồng lúa đã ngả màu, chuẩn bị cho một mùa thu hoạch mới, các gia đình trong làng chọn lấy một ngày tốt, ngày đẹp để tổ chức ăn tết cơm mới.


Tết cơm mới dân tộc Cống ở Điện Biên

Khi những bông lúa trên nương đã bắt đầu uốn câu, hạt thóc ngả màu vàng tươi là dấu hiệu mùa thu hoạch lúa nương đang đến gần, người Cống (Điện Biên) lại náo nức chuẩn bị tổ chức Tết cơm mới.


Lễ mừng cơm mới của người Mường

Cứ vào dịp tháng 10 dương lịch hằng năm, người Mường ở huyện Krông Bông (Đắk Lắk) lại rộn ràng chuẩn bị cho Lễ mừng cơm mới (lễ ăn cơm mới), với ý nghĩa tạ ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ cho mùa vụ tốt tươi, cho nhà nhà no ấm.


Lễ cúng cơm mới của dân tộc Thái

Lễ hội mừng cơm mới (chôm khảu mớ) của đồng bào dân tộc Thái đã có từ lâu đời. Người dân tộc Thái nơi đây quan niệm để có một mùa vụ bội thu, thì sự phù hộ của đất trời, tổ tiên là rất quan trọng.


Lễ cúng cơm mới của người Xtiêng

Người Xtiêng quan niệm rằng “vạn vật hữu linh” tất cả đều linh thiêng đều có thần trú ngụ, như thần mặt trời, thần mặt trăng, thần núi, thần rừng, thần gió, thần mưa… nên đều phải có cúng lễ cầu, mong thần ban phúc.


Lễ hội mừng cơm mới của người Tày

Những người “sành điệu” về du lịch vùng cao thường cho rằng lên Tây Bắc phù hợp nhất là vào mùa Thu, khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Vào thời điểm này, ngoài tiết trời trong xanh, khô ráo thuận lợi cho leo núi và du lịch bản làng còn có một lý do quan trọng khác, đó là mùa các chân ruộng bậc thang vào độ chín, mùa bản làng Tây Bắc rộn ràng hương lúa mới với nét văn hóa bản địa độc đáo là hội cốm, tức "ăn mừng cơm mới" (còn gọi là "kin khẩu mẩu") của đồng bào các dân tộc, trong đó có người Tày Lào Cai.


Lễ ăn cơm mới của người Mảng

Lễ ăn cơm mới “tri xả lẳm mế” của người Mảng là nghi lễ nhằm cảm ơn tổ tiên, thánh thần mang lại mùa màng bội thu, đồng thời “động viên” hồn của các thành viên trong nhà hãy yên tâm ở lại vì đã có lúa mới…


Người Cao Lan cúng cơm mới

Khi lúa bắt đầu chín vàng trên những thửa ruộng cũng là lúc người Cao Lan ở Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) chuẩn bị cúng cơm mới. Đây cũng là dịp các gia đình tạ ơn tổ tiên, đất trời đã phù hộ cho một mùa bội thu.



Đề xuất