Lễ lên nhà mới của người Phù Lá ở Yên Bái

Người Phù Lá ở Yên Bái là một trong 13 dân tộc bản địa cùng cư trú lâu đời trên mảnh đất giàu bản sắc các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của tỉnh Yên Bái.
 
Dân tộc Phù Lá còn có tên gọi là Xá Phó, thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, ở nhà sàn loại nhỏ, cư trú chủ yếu ở xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, một số ít sinh sống ở các huyện Văn Chấn và huyện Yên Bình. 
 
Với dân số ít nhưng người Phù Lá lại có đời sống tinh thần khá phong phú và đa dạng. Trong đó phải nói đến lễ lên nhà mới (he-ì-xì-mờ-zu-né) là một ghi thức độc đáo, tích hợp nhiều yếu tố văn hóa bản địa với tri thức dân gian đặc sắc, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa dân gian các dân tộc Yên Bái.
 
Le len nha moi cua nguoi Phu La o Yen Bai hinh anh 1
Nhà của người Phù Lá

Lễ lên nhà mới của người Phù Lá xuất phát từ phong tục cổ truyền và quan niệm dân gian khi trong nhà có người qua đời sẽ mang lại những điều xấu xa, đen đủi, do vậy để xóa bỏ những vận đen đó người dân phải bỏ nhà hoặc đốt nhà cũ đang ở chuyển tới một địa điểm mới và dựng nhà tại đó.

Nhà ở của người Phù Lá là nhà sàn, loại nhà sàn nhỏ, cột chôn với nhà to nhất có 4 gian, trung bình là nhà 2 gian, 3 gian, mỗi gian nhà của họ thường nhỏ vừa, không quá rộng. Nhà ở truyền thống của đồng bào thường có hai hàng cột, trước đây không thấy có nhà 3 hàng chân hay 4 hàng chân. Nhà ở của người Phù Lá ở Yên Bái thường không làm kiên cố, vững chãi lâu dài.

Để lựa chọn được chỗ đất làm nhà tốt, người Phù Lá không chọn tâm nhà, vị trí hướng, mà họ lại rất quan tâm tới vị trí đặt bếp lửa, vì bếp lửa có vai trò khá quan trọng trong đời sống của họ, nó được cháy liên tục từ ngày này qua ngày khác, do đó bếp lửa được đặt thẳng với “cửa ma” -  một nơi quan trọng bậc nhất trong ngôi nhà của người Phù Lá, vị trí đất phải được thầy cúng tới xem và quyết định có lên dựng nhà và chọn nơi định đặt bếp lửa hay không.

Sau khi chọn được đất, lễ lên nhà mới là khá quan trọng và phải được xem ngày giờ khá cẩn thận, kiêng vào ngày chết của bố mẹ và những người anh em trong gia đình. Vì nghi thức quan trọng nhất của lễ he-ì-xì-mờ-zu-né là nghi thức cúng bếp mới và “cửa ma”, bếp và “cửa ma” bao giờ cũng đi với nhau và được đặt thẳng nhau trong nhà của người Xá Phó. Căn nhà khi được dựng xong, chủ nhà sẽ làm lễ he-ì-xì-mờ-zu-né. Nghi thức này phải do những thầy cúng giỏi trong làng thực hiện. Gia đình sẽ mời về cầu cúng để trước khi về ở nhà mới sẽ được tổ tiên và các thần thánh phù hộ, giúp đỡ và gặp nhiều may mắn. Thầy cúng lấy một ống nứa đựng nước mới, một ống gạo (mang ý nghĩa về một cuộc sống ấm no, đầy đủ), 3 lá trầu, 3 miếng vỏ trầu đặt ở một góc của bếp.

Trên 4 góc xà của gian nhà giữa, thầy cúng dùng 4 cum lúa vắt lên 4 góc xà với quan niệm nhà lúc nào cũng sung túc, mong muốn lúa ngô đầy nhà, mùa màng tươi tốt no đủ. Thầy cúng ngồi cúng trước “cửa ma” để mời tổ tiên của gia đình về ngự ở ngôi nhà mới kết hợp với việc cúng bếp mới. Ngoài thịt lợn, người dân còn phải mổ một con gà trống, dùng tiết gà với lông gà cắm lên vách “cửa ma”. Sau khi kết thúc nghi thức của thầy cúng, “cửa ma” đó coi như là chỗ linh thiêng nhất của gia đình.

Thầy cúng thông báo và mời tổ tiên của gia chủ về ngự, sau đó cầu xin thổ công và các thần thánh phù hộ và bảo vệ cho gia đình gia chủ. Kết thúc lễ cúng, người dân và gia chủ cùng múa xòe xung quanh bếp lửa đang cháy bập bùng để mừng cho một ngôi nhà mới với niềm hi vọng và khát khao về một cuộc sống mới âm no, hạnh phúc hơn. Dân làng cùng uống rượu, ăn mừng và chúc phúc cho gia chủ, cầu mong mọi điều tốt đẹp nhất sẽ tới cho gia đình.

Ngày nay, nhà ở của người Phù Lá cố định và được làm vững chắc hơn, song nhiều giá trị văn hóa đặc sắc trong nghi lễ lên nhà mới vẫn được gìn giữ và phát huy trong cộng đồng dân tộc Phù Lá ở Yên Bái, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa dân gian các dân tộc Yên Bái trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Theo yenbai.gov.vn
 

Tin liên quan

Có gì trong lễ cúng mừng nhà mới của người Thái Nghệ An?

Với cộng đồng người Thái, trước đây, chỉ bằng con dao, cái rìu, người ta đã làm nên ngôi nhà sàn truyền thống mà đến nay dường như đã trở thành biểu tượng văn hóa. Quanh chuyện làm nhà của người Thái còn có một nét thú vị là lễ mừng nhà mới.


Moot Đeeng – Lễ mừng nhà mới của người Tà Ôi

Moot Đeeng là một trong những lễ hội lớn của người Tà Ôi nói riêng, đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực phía Tây tỉnh Thừa Thiên - Huế nói chung, nhằm tạ ơn các vị thần, anh em bạn bè, buôn làng đã góp công, góp của giúp đỡ gia chủ dựng xong ngôi nhà mới.


Người Chăm Bà La Môn mừng nhà mới

Theo phong tục của đồng bào Chăm ngôi nhà rất quan trọng trong cuộc đời của đồng bào. Nó là linh hồn, là trái tim của mỗi đồng bào dân tộc Chăm. Ngôi nhà là không gian sống động linh thiêng, là nơi thờ cúng tổ tiên.


Lễ ăn mừng nhà mới của đồng bào Chăm

Đối với cộng động dân tộc Chăm Is Lam tỉnh An Giang, khi cất ngôi nhà mới thì việc dựng cột rất quan trọng. Khi dựng cột nhà, gia chủ chọn ngày mà gia chủ cảm thấy thuận lợi nhất chứ không chọn ngày lành tháng tốt như người Kinh hoặc một số dân tộc khác. Đến ngày dựng cột nhà, khoảng 6 hoặc 7 giờ sáng gia chủ mời một số thanh nhiên to khỏe và ông I mầm - đại diện ban giáo cả đến nơi cất nhà.


Lễ vào nhà mới của người Mông

Theo quan niệm của người Mông, cuộc đời con người quan trọng nhất là dựng nhà, lập gia đình và sinh con, phát triển gia đình. Cho nên nhà dù lớn hay nhỏ, làm bằng gỗ hay trình tường nhưng dựng nhà là mối quan tâm hàng đầu. Nhà làm xong, gia chủ sẽ chọn một ngày lành, tốt để làm các thủ tục, nghi lễ vào nhà mới.


Nét đẹp trong phong tục mừng nhà mới của người Tày

Dựng được một ngôi nhà ở là việc lớn trong đời, nên khi vào nhà mới, gia chủ người Tày ở Cao Bằng thường tổ chức một buổi tiệc mừng với nhiều nghi thức, tục lệ mang đậm bản sắc dân tộc, ẩn chứa nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.


Lễ mừng nhà mới của đồng bào dân tộc Tà Ôi

Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội Văn hóa-Thể thao-Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên-Huế năm 2017, chiều 16/5/2017, tại làng A Diên, xã A Ngo, huyện miền núi A Lưới diễn ra Lễ mừng nhà mới của đồng bào Dân tộc Tà Ôi.


Lễ lên nhà mới của người Mạ

Trong đời sống tâm linh, người Mạ có rất nhiều nghi lễ độc đáo, trong đó phải kể đến “Lễ lên nhà mới” hay còn gọi là lễ cúng thần nhà (Yàng-hiu). Nó được xem là một trong những nghi lễ quan trọng của người Mạ.


Lễ vào nhà mới của đồng bào Bahnar

Đối với người Bahnar, dựng nhà là một việc lớn và cần nhờ đến nhiều công sức của bà con trong buôn, làng. Mọi người chung sức, đồng lòng, tương trợ nhau để hoàn thành ngôi nhà.


Tái hiện lễ mừng nhà mới của dân tộc Bahna và “Lễ cơm vắt” của dân tộc Khmer

Tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam vừa tổ chức Lễ mừng nhà mới của dân tộc Bahnar, tỉnh Gia Lai và tái hiện Lễ đặt bát gạo hay còn gọi “Lễ cơm vắt” (Phua chum Bom) của dân tộc Khmer, tỉnh Sóc Trăng.


Lễ vào nhà mới dân tộc Mảng

Trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa chào mừng 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam Đoàn nghệ nhân dân tộc Mảng ở xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã giới thiệu với đông đảo người dân Thủ đô và du khách một nghi lễ độc đáo “Lễ vào nhà mới”.



Đề xuất