Lễ kiết giới Si ma

Lễ kiết giới Si ma
Chính điện là "trái tim" của chùa. Vì vậy, ngôi chùa dù lớn hay nhỏ đều phải có chính điện và được đặt ngay ở trung tâm chùa
Chính điện là "trái tim" của chùa. Vì vậy, ngôi chùa dù lớn hay nhỏ đều phải có chính điện và được đặt ngay ở trung tâm chùa

Để làm lễ này, sau khi chính điện xây xong, nhà sư cho đào tám cái hố (gọi là hố Si ma) xung quanh chính điện tượng trưng 8 hướng và một cái hố to nhất ở trong chính điện, ngay trước tượng Phật lớn (Phrea Chhi).

Chư tăng dựng và trang trí láng (lán), khuôn viên chùa chuẩn bị cho lễ
Chư tăng dựng và trang trí láng (lán), khuôn viên chùa chuẩn bị cho lễ

Trong chính điện, nhà sư dùng chỉ màu trắng quấn nhiều sợi vào nhau và đan thành các ô vuông phủ đầy sàn (gọi là thắt rễ Si ma). Si ma là những cục đá núi được khắc, đẽo hình tháp (mỗi cục trên 10 kg), số lượng tương ứng với số hố Si ma. Nhà chùa dùng chỉ màu trắng hoặc đỏ quấn quanh cục đá rồi buộc vào khúc cây treo lơ lửng trên mặt hố.

Bên trong chính điện có tượng Phật lớn và một cái hố to để Phật tử bỏ đồ cúng xuống
Bên trong chính điện có tượng Phật lớn và một cái hố to để Phật tử bỏ đồ cúng xuống

Lễ Kiết giới Si ma được tổ chức trong 3 ngày 3 đêm. Vào đêm thứ 3, các vị chư tăng khiêng những cục Si ma diễu hành xung quanh chính điện ba vòng, vừa diễu hành vừa đọc kinh cùng các achar, Phật tử rồi đặt lại vị trí cũ. Đợi đến 2 hoặc 3 giờ đêm, khoảng 10 vị cao tăng tập trung trong chính điện, đóng kín các cửa sổ, cửa ra vào để tụng kinh, niệm Phật, sau đó mỗi vị dùng một con dao to, sắc cắt các sợi chỉ đan ô vuông (gọi là cắt rễ Si ma) cũng như cắt cục Si ma rơi xuống hố. Kết thúc, người ta thu gom tất cả các vật dụng chỉ chừa lại những cục Si ma. Người thợ xây thực hiện công đoạn cuối cùng là lấp lỗ Si ma và lát gạch hoa lên sàn.

Đồng bào Khmer đến với lễ này đều có ý nguyện cầu xin may mắn, an lành cho gia đình.
 
Phật tử đến Lễ Kiết giới Si ma cầu xin may mắn, an lành cho gia đình
Phật tử đến Lễ Kiết giới Si ma cầu xin may mắn, an lành cho gia đình

Có thể bạn quan tâm