Lễ kết nghĩa của người Bahnar

Lễ kết nghĩa của người Bahnar
Người Bahnar ở làng Klot, xã Kon Gang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) có lễ Tơ Mon (còn gọi là lễ bú vú, lễ kết nghĩa mẹ con). 
Bà Ka Ri, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ làng Klot cho biết, lễ kết nghĩa mẹ (cha) con ngày nay có một số thay đổi.

Lễ kết nghĩa mẹ con tại gia đình bà Yươl ở làng Klot, xã Kon Gang, huyện Đăk Đoa
Lễ kết nghĩa mẹ con tại gia đình bà Yươl ở làng Klot, xã Kon Gang, huyện Đăk Đoa 

Theo đó, khi tổ chức lễ kết nghĩa, gia đình chuẩn bị lễ vật: gà, lợn (heo), ghè rượu và mời thầy cúng hoặc già làng cúng “Yang” để người thân trong gia đình, bà con trong làng được biết.

Theo nghi thức trước đây, người mẹ để ngực trần, thầy cúng hoặc già làng sẽ đổ rượu hòa với huyết của con vật hiến sinh từ trên vai xuống ngực để người con kết nghĩa hứng lấy dưới bầu vú rồi uống
Theo nghi thức trước đây, người mẹ để ngực trần, thầy cúng hoặc già làng sẽ đổ rượu hòa với huyết của con vật hiến sinh từ trên vai xuống ngực để người con kết nghĩa hứng lấy dưới bầu vú rồi uống 

Người con ngồi cung kính mời mẹ (cha) nuôi một ly rượu, một miếng thịt. Mẹ, cha nuôi cũng làm tương tự.

Vài tháng sau, mẹ (cha) nuôi tổ chức thết đãi con và tặng vật quý cho con kết nghĩa, thường là cồng chiêng, ghè rượu, ruộng, rẫy…

Lễ kết nghĩa của người Bahnar được thực hiện dưới sự chứng kiến của người thân hai bên gia đình, bà con trong làng
Lễ kết nghĩa của người Bahnar được thực hiện dưới sự chứng kiến của người thân hai bên gia đình, bà con trong làng 
Sau lễ kết nghĩa, cha mẹ thương yêu con nuôi như chính con đẻ của mình. Ngược lại, con nuôi cũng phải có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ và gánh vác công việc như những người con khác trong gia đình.  

Theo baogialai.com.vn

Dân tộc Ba Na Dân tộc Ba Na

Tên tự gọi: Ba Na.

Tên gọi khác: Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông...

Nhóm địa phương: Rơ Ngao, Rơ Lơng (hay Y Lăng), Tơ Lô, Gơ Lar Krem.

Dân số: 227.716 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).

Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).

Lịch sử: Dân tộc Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên đã kiến lập nên nền văn hoá độc đáo ở đây. Họ là tộc người có dân số đông nhất, chiếm vị trí rất quan trọng trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội ở các cao nguyên miền Trung nước ta.

Hoạt động sản xuất: Người Ba Na canh tác lúa trên ruộng khô và rẫy. Cái cuốc là công cụ chủ yếu trong canh tác nông nghiệp ở tộc người này. Với ruộng khô thì việc thâm canh không bỏ hóa là đặc điểm khác với rẫy. Ruộng khô thường ở vùng ven sông suối. Từ đầu thế kỷ XX, việc làm ruộng nước bằng cày đã ngày càng phát triển ở nhiều nơi. Vườn chuyên canh và vườn đa canh cũng xuất hiện từ lâu. Công việc chăn nuôi và các nghề thủ công như: đan, dệt, gốm, rèn còn chưa phát triển.

: Ðịa bàn cư trú của người Ba Na trải rộng trên các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và miền Tây của Bình Ðịnh, Phú YênKhánh Hòa. Họ cư trú trên nhà sàn, cửa ra vào mở về phía mái, trên hai đầu đốc đều có trang trí hình sừng, ở giữa làng được xây cất một ngôi nhà công cộng - nhà làng, nhà rông với hai mái vồng và cao vút. Ðó là nhà khách của làng, nơi diễn ra mọi sinh hoạt chung của cộng đồng làng như giáo dục thanh thiếu niên, tổ chức nghi lễ, hội làng, xử án...

Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu là cái gùi cõng trên lưng, cho nam, nữ và cho mọi lứa tuổi. Gùi nhiều kích cỡ to nhỏ và nhiều chủng loại, đan mau và thưa nhưng đều theo một mô típ cổ truyền.

Quan hệ xã hội: Làng là đơn vị xã hội hoàn chỉnh và duy nhất. Tàn dư mẫu hệ vẫn thể hiện rõ trong quan hệ gia đình, tộc họ và trong hôn nhân. Sự tan rã của chế độ mẫu hệ ở đây đã nâng cao địa vị của nam giới nhưng phía mẹ vẫn gần gũi hơn. Sau hôn nhân còn phổ biến tập quán cư trú phía nhà vợ. Xã hội có người giàu, người nghèo và tôi tớ.

Theo cema.gov.vn

Có thể bạn quan tâm