Lễ hội truyền thống làng Ném Thượng, Bắc Ninh: Duy trì nghi thức truyền thống, bảo đảm nếp sống văn minh

Ngày 27/1 (tức mùng 6 Tết Quý Mão), Lễ hội truyền thống làng Ném Thượng, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) được tổ chức theo nghi lễ truyền thống. Nghi thức chém lợn giữa sân đình không diễn ra,"ông ỉn" được đưa vào khu vực kín đáo giết thịt tế thánh.

Le hoi truyen thong lang Nem Thuong, Bac Ninh: Duy tri nghi thuc truyen thong, bao dam nep song van minh hinh anh 1Đông đảo người dân tham gia đoàn rước trong lễ hội. Ảnh: Thanh Thương- TTXVN|

Theo ông Nguyễn Đăng Công, Trưởng Khu phố Ném Thượng, Trưởng Ban tổ chức lễ hội cho biết: Lễ hội làng Ném Thượng diễn ra trong hai ngày mùng 5-6 tháng Giêng, trong đó mùng 6 là chính hội. Mùng 4 tháng Giêng, nghi lễ mở cửa đình được bắt đầu. Trong ngày mùng 5, lễ khai mạc hội và lễ nhập tịch, đón "ông ỉn" về nhập đình được tiến hành.

Trong ngày mùng 6, Ban tổ chức tiến hành nghi lễ rước kiệu. Đoàn rước gồm các đoàn thể chính trị, xã hội trong thôn khoảng hơn 100 người, toàn thể nhân dân và du khách thập phương. Đi đầu đoàn rước là đội hình múa lân, các cháu thiếu niên và nhi đồng cầm cờ, hoa, tiếp theo là đội mâm lễ, Hội cựu chiến binh rước Quốc kỳ, ảnh Bác, đoàn trống nhạc, đoàn rước hai "ông ỉn"...

Le hoi truyen thong lang Nem Thuong, Bac Ninh: Duy tri nghi thuc truyen thong, bao dam nep song van minh hinh anh 2Nghi thức rước lợn trong lễ hội. Ảnh: Thanh Thương- TTXVN

Năm 2023, Lễ hội làng Ném Thượng vẫn duy trì các nghi thức truyền thống nhưng bảo đảm thực hiện theo nếp sống văn minh. “Ông ỉn” năm nay do hội đồng niên sinh năm 1974 nuôi và được 2 thủ đao sinh năm 1977 thực hiện nghi lễ giết thịt. Hai “ông ỉn” rước quanh khu phố, sau đó được rước về sân đình làm lễ hoàn rước và được đưa vào khu vực riêng quây bạt kín, hai thủ đao được dân làng chọn từ những gia đình hạnh phúc, con cháu đề huề, khỏe mạnh thực hiện nghi lễ giết lợn. Phần thịt để tế là “khoanh năm” của 2 “ông ỉn”. Số thịt còn lại gọi là “thịt lộc” được chia đều theo suất đinh của 5 tổ đồng niên trong làng.

Bên cạnh nghi lễ truyền thống, phần hội còn diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ độc đáo, hát Quan họ dưới thuyền, thể dục thể thao, trò chơi dân gian như đấu vật, kéo co, chọi gà...

Lễ hội làng Ném Thượng có lịch sử hơn 800 năm nhưng do ảnh hưởng từ chiến tranh nên lễ hội đã bị mai một. Từ năm 1999, lễ hội được khôi phục và tổ chức đều đặn hàng năm vào mùng 5 và 6 tháng Giêng.

Le hoi truyen thong lang Nem Thuong, Bac Ninh: Duy tri nghi thuc truyen thong, bao dam nep song van minh hinh anh 3Khu vực làm cỗ ngọc tế thánh. Ảnh: Thanh Thương - TTXVN

Nghi lễ chém lợn được mô phỏng lại hành động chém lợn rừng khao quân của một vị tướng Lý Đoàn Thượng dưới triều Lý nhằm tôn vinh công lao của Thành hoàng Lý Đoàn Thượng, nhắc nhở con cháu về truyền thống anh dũng của các bậc tiền bối có công bảo vệ đất nước. Lễ hội góp phần tăng cường tình đoàn kết dân tộc và cầu mong cho năm mới được no ấm, đầy đủ, mùa màng bội thu...

Những năm trước, Lễ hội làng Ném Thượng vẫn tổ chức nghi lễ chém lợn giữa sân đình trước sự chứng kiến của nhiều người gây phản cảm, kích động bạo lực.

Từ năm 2016, để chấm dứt tình trạng trên và đảm bảo yếu tố truyền thống, các cấp chính quyền vận động nhân dân làng Ném Thượng điều chỉnh tục chém lợn giữa sân đình vào một khu vực dành riêng để giết thịt và làm cỗ ngọc tế thánh.

Thái Hùng

Tin liên quan

Khai hội Gióng Xuân Quý Mão 2023

Sáng 27/1/2023 (mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội Gióng chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Sóc (thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội). Hội Gióng là lễ hội truyền thống hằng năm, được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong "Tứ bất tử" trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.


Nhiều điểm tham quan thu hút du khách trải nghiệm, du Xuân tại cao nguyên Đắk Lắk

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, lượng khách đến địa phương du Xuân, tham quan, trải nghiệm từ ngày 21 - 26/1(tức ngày 30 tháng Chạp đến ngày mùng 5 Tết) ước đạt 130.000 lượt khách. Tổng thu từ du lịch trong dịp này ước đạt 14 tỷ đồng, tăng 51,4 % so với Tết Nhâm Dần 2022; trong đó, khách quốc tế ước đón 350 lượt người, tăng 61,29%.


Sắc xuân trên đỉnh núi Bà Đen

Đến với núi Bà Đen - Tây Ninh dịp Tết năm nay, du khách như đi lạc vào chốn bồng lai nơi đỉnh cao 986m, với hơn 30 loài hoa các loại, hơn 400.000 cây, và rất nhiều tiểu cảnh, đại cảnh đa dạng được kiến tạo công phu.



Đề xuất