Lần đầu tiên có 8 đội đua nghe Ngo nữ các tỉnh tham gia

Lễ hội đua ghe Ngo Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ II năm 2015

Các đội ghe tập trung chuẩn bị cuộc đua
Các đội ghe tập trung chuẩn bị cuộc đua

Lần đầu tiên có đội nữ dân tộc Khmer  các tỉnh tham gia tranh tài và nhiều hoạt động sinh hoạt lễ hội diễn ra vui tươi va phấn khởi trong đồng bào dân tộc Khmer.

Cuộc đua thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem hai bên bờ sông Maspéro, TP. Sóc Trăng
Cuộc đua thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem hai bên bờ sông Maspéro, TP. Sóc Trăng

Năm nay, các đội ghe tham gia tranh tài nhiều hơn so với năm trước, với tổng số 55 chiếc ghe Ngo, trong đó có 47 đội ghe nam và 8 đội ghe nữ, với khoảng 1.500 người đến từ 7 tỉnh thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu long.

Cuộc đua được tổ chức trên dòng sông Maspéro, TP. Sóc Trăng
Cuộc đua được tổ chức trên dòng sông Maspéro, TP. Sóc Trăng

Theo truyền thống hàng năm, sau khi thu hoạch xong mùa màng, đồng bào dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu long lại tưng bừng lễ hội Óc- Om- Bóc, trong đó đua ghe Ngo là sôi động nhất, thu hút hàng ngàn cổ động viên tham gia. Song song theo đó Óc-Om -Bóc còn có nhiều hoạt động như: Cúng trăng, thả đèn nước, triển lãm ảnh, tổ chức vui chơi, hội chợ...

Nghi thức làm lễ cúng trăng và Óc-Om-Bóc
Nghi thức làm lễ cúng trăng và Óc-Om-Bóc 
Gia đình ông Phúa Sương ở khóm 5, phường 9, TP. Sóc Trăng thực hiện nghi Lễ Cúng trăng, Oóc-Om-Bóc.
Gia đình ông Phúa Sương ở khóm 5, phường 9, TP. Sóc Trăng thực hiện nghi Lễ Cúng trăng, Oóc-Om-Bóc.

Đây là một lễ hội truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ với ý nghĩa tạ ơn trời đất, đưa rước nước, tăng gia sản xuất, cầu mong sống vui khỏe, mùa màng tốt tươi.

 
Múa trống Chhay- Dăm mừng lể hội Óc-Om-Bóc
Múa trống Chhay- Dăm mừng lể hội Óc-Om-Bóc
 
Trao phần thưởng của Ban tổ chức cho các đội đoạt giảiTrao phần thưởng của Ban tổ chức cho các đội đoạt giải
 
 
 
 

Có thể bạn quan tâm