Lễ hội chùa Ông - tri ân những người có công khai phá vùng đất Biên Hòa, Đồng Nai

Từ 31/1 - 3/2 (tức ngày 10 - 13 tháng Giêng), Ban Trị sự Thất phủ cổ miếu (chùa Ông - thuộc ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa) phối hợp cùng ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ hội chùa Ông năm 2023, tri ân những người có công khai phá vùng đất Biên Hòa.

Le hoi chua Ong - tri an nhung nguoi co cong khai pha vung dat Bien Hoa, Dong Nai hinh anh 1 Đoàn nghinh Thần di chuyển qua nhiều tuyến đường thuộc thành phố Biên Hòa - Đồng Nai. Ảnh: Công Phong - TTXVN

Lễ hội chùa Ông năm 2023 có nhiều hoạt động, trong đó đặc sắc, độc đáo nhất là lễ nghinh thần. Theo đó, Ban tổ chức huy động khoảng 1.000 người mặc trang phục truyền thống xuất du bằng đường bộ và đường thủy. Đoàn nghinh thần bằng đường thủy đi trên 10 phà, di chuyển hơn 5 km dọc sông Đồng Nai. Đoàn xuất du đường bộ di chuyển trên nhiều tuyến đường thuộc thành phố Biên Hòa. Các đoàn nghinh thần đều được trang hoàng lộng lẫy, biểu diễn tiết mục thổi sáo, múa dân gian, lân - sư - rồng, qua đó tạo nên không khí lễ hội đầy màu sắc và náo nhiệt.

Theo Ban Trị sự Thất phủ cổ miếu, lễ nghinh thần là hình chức đưa các vị thần dân gian, các vị công thần khai phá, mở mang vùng đất Biên Hòa đi tham quan dân tình nhân dịp đầu năm mới. Qua đó, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Le hoi chua Ong - tri an nhung nguoi co cong khai pha vung dat Bien Hoa, Dong Nai hinh anh 2Lễ nghinh thần bằng đường thủy trên sông Đồng Nai. Ảnh: Công Phong – TTXVN

Tại Lễ hội chùa Ông năm 2023 cũng diễn ra các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống như: Biểu diễn võ thuật truyền thống, hội thi trò chơi dân gian (kéo co, nhảy dây, nhảy bao bố), biểu diễn đờn ca tài tử Nam Bộ, thả hoa đăng... Để tạo thuận lợi cho người dân tham dự lễ hội, Ban Trị sự Thất phủ cổ miếu phối hợp cùng ngành chức năng lập lại trật tự lòng, lề đường, vận động người dân ở gần chùa không tăng giá vé gửi xe, bán hàng đúng giá niêm yết, dẹp tình trạng ăn xin...

Le hoi chua Ong - tri an nhung nguoi co cong khai pha vung dat Bien Hoa, Dong Nai hinh anh 3Biểu diễn lân sư rồng trên đường phố trong lễ hội Chùa Ông năm 2023. Ảnh: Công Phong – TTXVN

Chùa Ông được xây dựng năm 1684, tiếp giáp sông Đồng Nai, là ngôi chùa có niên đại sớm nhất ở Nam Bộ, đánh dấu mốc lịch sử quá trình chung sống của cộng đồng người Việt và người Hoa trong công cuộc khẩn hoang, lập nghiệp, bảo vệ vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.

Công Phong

Tin liên quan

Xây dựng Đồng Nai trở thành địa phương trọng điểm về du lịch (Bài cuối)

Trên cơ sở phát huy các thế mạnh, tiềm năng sẵn có, từ sau đại dịch COVID-19, Đồng Nai đã thực hiện kích cầu nhằm phục hồi và phát triển du lịch. Đồng thời, tỉnh triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, liên kết, hợp tác du lịch với các tỉnh, thành lân cận. Từ đó, hướng tới mục tiêu xây dựng Đồng Nai trở thành địa phương trọng điểm về du lịch Đông Nam Bộ.


Xây dựng Đồng Nai trở thành địa phương trọng điểm về du lịch (Bài 1)

Do cấu tạo về địa chất, địa hình tự nhiên khá đặc biệt cùng chiều dài phát triển lịch sử - văn hóa, Đồng Nai được biết đến là tỉnh giàu tiềm năng phát triển du lịch gắn liền với tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 04-NQ/TU về phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, trong đó xác định đến năm 2030, phấn đấu xây dựng Đồng Nai trở thành địa phương trọng điểm du lịch của vùng Đông Nam Bộ. Ngành Du lịch Đồng Nai đang tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có, đồng thời đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.



Đề xuất