Lễ hội cầu mùa và vũ điệu Tắc Xình của dân tộc Sán Chay

Tắc xình là điệu dân vũ dân gian độc đáo được đồng bào dân tộc Sán Chay sử dụng trong các dịp lễ hội, đặc biệt là lễ hội Cầu Mùa. Lễ hội thường được tổ chức vào ngày mùng 2/2 âm lịch hàng năm.

 

Le hoi cau mua va vu dieu Tac Xinh cua dan toc San Chay hinh anh 1
 
Sau khi dân làng chuẩn bị lễ vật xong xuôi, già làng với bộ áo lễ màu đen, đội khăn vấn, chân đi guốc mộc bắt đầu cúi lạy, cầu khấn và hành lễ cầu xin cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, muôn loài được sinh sôi nảy nở, cuộc sống an lành, ấm no, hạnh phúc.
 
Le hoi cau mua va vu dieu Tac Xinh cua dan toc San Chay hinh anh 2
 
Khi tiếng trống đình được đánh liên tục thì già làng xin âm dương, khi xin được âm dương cũng là lúc hồi trống kết thúc báo hiệu điệu vũ Tắc xình để tưởng nhớ tổ tiên, cầu nối tâm linh giữa đất trời và lòng người, cõi sống và cõi chết, thế hệ trước và thế hệ sau chuẩn bị bắt đầu...

Le hoi cau mua va vu dieu Tac Xinh cua dan toc San Chay hinh anh 3
Khi tiếng trống được đánh liên tục là lúc chủ lễ xin âm dương.

Le hoi cau mua va vu dieu Tac Xinh cua dan toc San Chay hinh anh 4
Lễ làng được chấp thuận cũng là lúc hồi trống dứt, kết thúc phần lễ.
 
Múa Tắc xình có chín điệu cơ bản gồm: Thăm đường, lập làng, bắt quyết, mài dao, phát nương dọn rẫy, tra mố, hái lượm, mừng mùa vụ và chim câu. Âm nhạc cho điệu múa vang lên với tiết tấu đơn giản, nguyên sơ, không pha tạp các tiết tấu âm nhạc hiện đại. Chỉ với tiếng nhạc “tắc, xình” phát ra từ những nhạc cụ thô sơ từ tre, nứa...và những động tác múa như điệu đánh mài dao, phát nương, dọn rẫy, tra mố, hái lượm...
 
Le hoi cau mua va vu dieu Tac Xinh cua dan toc San Chay hinh anh 5
 
Le hoi cau mua va vu dieu Tac Xinh cua dan toc San Chay hinh anh 6
 
Điệu múa Tắc Xình trong lễ hội cầu mùa không chỉ thể hiện ước nguyện của con người, cầu thời tiết thuận lợi, muôn loài sinh sôi, lúa ngô được mùa mà còn là vũ điệu thể hiện ước vọng hòa bình và mong muốn của con người về sự đoàn kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Thể hiện đạo lý tưởng nhớ tổ tiên, là cầu nối tâm linh giữa đất trời và lòng người, cõi sống và cõi chết, thế hệ trước và thế hệ sau, thắp lên niềm tin, khát vọng chinh phục thiên nhiên của người dân lao động. Tất cả tổng hòa và tạo nên nét đặc sắc riêng chỉ có của vũ điệu này.
 
Le hoi cau mua va vu dieu Tac Xinh cua dan toc San Chay hinh anh 7
 
Le hoi cau mua va vu dieu Tac Xinh cua dan toc San Chay hinh anh 8
  
Le hoi cau mua va vu dieu Tac Xinh cua dan toc San Chay hinh anh 9
 
Le hoi cau mua va vu dieu Tac Xinh cua dan toc San Chay hinh anh 10

Theo langvietonline.vn

Tin liên quan

Vũ điệu của người Chăm

Dân tộc Chăm chẳng những đã sáng tạo nên nhiều kiệt tác điêu khắc và kiến trúc đền tháp còn lưu lại trên dải đất miền Trung mà còn bảo lưu nhiều di sản văn hóa phi vật thể quý báu như lễ hội, nghệ thuật diễn xướng gian, trò chơi, trang phục, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, tri thức bản địa... Trong kho tàng nghệ thuật diễn xướng dân gian dân tộc Chăm, các điệu múa nghi lễ mang nhiều giá trị đặc sắc, trở thành nét độc đáo nhất trong các lễ hội truyền thống dân tộc.


Say đắm những vũ điệu của người Khơ Mú

Từ cuộc sống lao động và môi trường sống với những nét văn hóa đặc trưng, người Khơ Mú đã có những điệu múa điển hình như: Múa Cá lượn (Viêng ver guông), múa Ong eo (Tẹ Viêr Guông), Múa đuổi chim (Tẹ Kam Đặt Sim); múa cầu mùa (Te grơ); múa mừng nhà mới; múa dũ ống (tăng bu); múa tra hạt.


Vũ điệu nhảy sạp của người Lô Lô

Trong những hình thái dân ca, dân vũ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc không thể không nhắc tới múa sạp – những vũ điệu say đắm lòng người qua từng bước đi, sự khéo léo, nhịp nhàng của các chàng trai, cô gái nơi miền sơn cước. Cũng như đồng bào Thái, người Lô Lô cũng dịu dàng đằm thắm trong vũ điệu nhảy sạp


Vũ điệu độc đáo của đồng bào Ba Na

Mỗi tộc người đều có những điệu múa dân gian đặc trưng của mình. Người Việt có múa rồng, trống, sênh, mõ, sư tử...; người Mường có múa sạp, chàm đuống, chàm thau...Và với người Ba Na những vũ điệu là món ăn tinh thần không thể thiếu.



Đề xuất