Lễ hội cầu mùa của đồng bào Khơ Mú

Lễ hội cầu mùa của đồng bào Khơ Mú
Khi cây lúa lên bằng gang tay hay đầu gối, đồng bào Khơ Mú bắt đầu làm lễ cầu mùa. Ảnh: Hoàng Hải
Khi cây lúa lên bằng gang tay hay đầu gối, 
đồng bào Khơ Mú bắt đầu làm lễ cầu mùa. Ảnh: Hoàng Hải 

Cũng như nhiều dân tộc anh em khác, đồng bào Khơ Mú quan niệm, vạn vật đều có linh hồn và các yếu tố thiên nhiên như: Trời, đất, nương rẫy đều có quan hệ mật thiết với đời sống và sản xuất của con người. Từ niềm tin vào các thế lực siêu nhiên như vậy, đồng bào Khơ Mú từ thuở sơ khai đã có nhiều nghi lễ thờ cúng thể hiện ước muốn mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm, đầy đủ, như khát vọng ngàn đời của các cư dân nông nghiệp khác. Với ý nghĩa đó, Lễ cầu mùa - một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống kinh tế cũng như văn hóa tinh thần của đồng bào Khơ Mú đã được lưu giữ cho tới ngày nay.

Lễ cầu mùa được tổ chức thường niên mỗi năm một lần, lễ diễn ra trong một ngày nhưng không trùng với ngày kiêng kỵ của nhà thầy cúng (tức không trùng ngày ông bà, bố mẹ mất). Sau khi cây lúa lên cao bằng gang tay hay bằng đầu gối thì đồng bào Khơ Mú tiến hành làm lễ, nhằm thể hiện lòng thành kính với các vị thần linh, lòng biết ơn đến các vị giống cây trồng, đặc biệt là mẹ lúa đã nuôi dưỡng lớp lớp con cháu, bà con dân bản từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Các lễ vật dâng cúng trong lễ cầu mùa của đồng bào Khơ Mú. Ảnh: Hoàng Hải
  Các lễ vật dâng cúng trong lễ cầu mùa
của đồng bào Khơ Mú. Ảnh: Hoàng H
ải 

Nghi lễ cầu mùa của đồng bào Khơ Mú được tổ chức cho nhiều gia đình cùng khu vực canh tác nương rẫy hoặc có thể làm lễ chung cho cả bản tùy vào điều kiện canh tác hàng năm. Trước khi tổ chức lễ hội khoảng một đến hai tháng, các gia đình sẽ họp bàn và thống nhất việc chọn ngày tốt tháng tốt, ấn định ngày tổ chức lễ, chuẩn bị đóng góp các lễ vật, phân công công việc tổ chức cúng lễ cầu mùa.

Để tổ chức lễ cúng này, bà con dân bản phải chuẩn bị các đồ lễ gồm các vật phẩm như: 1 con lợn, 2 con gà (đây là những lễ vật chính để dâng cúng trong nghi lễ, lễ vật càng to càng thể hiện quy mô của lễ hội cũng như sự sung túc của bà con dân bản), 2 vò rượu cần, 10 vò tượng trưng, 2 chai rượu, bông lúa, bông ngô, khoai sọ, 20 gói mọc, sóc, chuột, cá, chim, cơm lam, nhọc sóc, chuột, bạc nén, vòng tay, 1 chiếc váy, 1 cái khăn, 9 tấm vải thô trắng…, cơm xôi mới, xôi cũ đựng vào 2 ép xôi khác nhau, xôi mới đầy hơn xôi cũ. Các dụng cụ gồm: Dao, cuốc, xẻng, măng vầu, cày, bừa, dán người hình nộm người canh nương rẫy, cây nêu.
Thầy cúng tự tay bầy các lễ vật. Ảnh: Hoàng Hải
Thầy cúng tự tay bầy các lễ vật. Ảnh: Hoàng Hải

Đến ngày đã định, vào buổi sáng sớm, mọi người trong bản có mặt đông đủ tại mảnh nương nơi diễn ra nghi lễ. Thầy cúng cùng với những người phụ lễ mang đồ lễ đến nơi có lán nương, thầy cúng nhờ các thành viên khác tham gia phụ lễ dựng một cái giàn để đặt đồ lễ, tiếng Khơ Mú gọi là “Rang tê”, được dựng bởi 4 cột tre, nối 4 xà giữa các cột và đặt một cái phên đan bằng tre ở giữa, cao khoảng 80 cm, sau đó thầy cúng bày đồ lễ lên “Rang tê”.

Mọi thứ chuẩn bị xong, thầy cúng thắp một cây nến sáp ong trên mâm lễ, rót rượu vào hai chén. Lúc này, những người đi phụ thầy cúng tiến hành cắt tiết con lợn và hai con gà, đồng thời bôi tiết lên ba tấm phên đan (ta hlệ). Hai cái phên đan cắm hai bên mâm lễ, cái còn lại cắm phía thầy cúng, những tấm phên đan (ta hlệ) này để ngăn chặn tà ma không được mời gọi đến tranh phần các thần linh. Lúc này thầy cúng hướng về mâm lễ, chắp tay lạy bốn hướng và bắt đầu khấn.
Đồng bào Khơ Mú tái hiện một số động tác gieo hạt, trồng lúa, thu hoạch trong lễ cầu mùa. Ảnh: Hoảng Hải
Đồng bào Khơ Mú tái hiện một số động tác
gieo hạt, trồng lúa, thu hoạch trong lễ cầu mùa. Ảnh: Hoảng Hải 

Sau khi mời thần linh về chứng nhận đồ lễ, thầy cúng giao cho các thành viên phụ lễ mang đồ lễ ra chế biến; lợn và gà phải luộc chín nguyên con, còn các phần nội tạng của con lợn như: gan, tim, lòng non…đem nướng cho chín thơm.

Sau khi đồ lễ đã được nấu nướng chín, thầy cúng tự tay bày đồ lễ. Các thành viên khác tập trung phía đằng sau để nghe thầy cúng mời các thần linh về hưởng thụ đồ lễ và phù hộ cho dân bản.
Thầy cúng khấn mời thần linh về hưởng thụ lễ vật và phù hộ cho dân làng có vụ mùa tốt tươi, cuộc sống ấm no. Ảnh: Hoàng Hải
Thầy cúng khấn mời thần linh về hưởng thụ lễ vật và phù hộ
cho dân làng có vụ mùa tốt tươi, cuộc sống ấm no. Ảnh: Hoàng Hải 

Sau khi cúng xong, đội hậu cần đã được phân công trước đó chuẩn bị bày thức ăn tại chỗ cho cả bản cùng thưởng thức và lượng thức ăn chỉ vừa đủ cho số người tham gia lễ ăn uống. Tất cả đều phải vui vẻ chúc mừng cho nhau mạnh khỏe, vạn sự tốt lành, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.
Sau khi cúng xong, thầy cúng lấy rượu đổ vào bình rượu cần để dân làng cùng uống chung vui. Ảnh: Hoàng Hải
Sau khi cúng xong, thầy cúng lấy rượu đổ vào bình rượu cần
để dân làng cùng uống chung vui. Ảnh: Hoàng Hải 

Sau phần lễ, mọi người lại cùng nhau vui hội tưng bừng với những điệu múa, câu hát truyền thống.
Bà con cùng nhau vui hội tưng bừng. Ảnh: Hoàng Hải
Bà con cùng nhau vui hội tưng bừng. Ảnh: Hoàng Hải 

Sau khi lễ cầu mùa kết thúc, người Khơ Mú lại trở về với cuộc sống lao động bình thường, tích cực tham gia lao động sản xuất, tạo khí thế và hy vọng vào năm mới, đầu vụ mới với ước vọng cuộc sống ngày một sẽ ấm no, đầy đủ và tốt đẹp hơn.
        Hoàng Tâm
  
BADTMN/TTXVN

Có thể bạn quan tâm