Lễ cưới của dân tộc Bố Y

Bố Y là một trong những dân tộc ít người của tỉnh Lào Cai. Với dân tộc Bố Y, phong tục cưới hỏi với những nghi lễ mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc luôn được coi trọng và giữ gìn đến ngày nay.

Trước đây, dân tộc Bố Y có tập tục là chỉ được lấy người cùng dân tộc mình. Sau này tập tục đó được bãi bõ, nam nữ được tự do chọn vợ, chọn chồng ở các dân tộc khác. Lễ cưới được tổ chức đầu xuân với mong muốn sự sinh sôi, nảy nở.

Le cuoi cua dan toc Bo Y hinh anh 1
Bà mối sang nhà gái hỏi chuyện.
Lễ cưới của người Bố Y được tổ chức qua nhiều giai đoạn. Đầu tiên, nhà trai nhờ bà mai sang hỏi dò ý kiến cô gái, xong hỏi ý kiến bố mẹ cô gái xem có đồng ý hay không, nếu nhà gái đồng ý bà mai sẽ quay về trao đổi lại với nhà trai. Sau đó, nhà trai tiếp tục nhờ ông mai, bà mối sang bên nhà gái để nói về lễ thách cưới và rồi quay về để thông báo cho nhà trai. Trong vòng 10 ngày, nhà trai sẽ sang nhà gái để thống nhất về lễ thách cưới đồng thời chuẩn bị 1 mâm lễ để cúng tổ tiên bên nhà gái gồm: 1 con gà trống, 3 gói kẹo, 3 bó hương, 2 cây nên và 2 lít rượu, tiếp theo đó, nhà trai sẽ xin lá số cô dâu để về nhờ thầy xem ngày cưới chính thức và thông báo lại về cho nhà gái.

Le cuoi cua dan toc Bo Y hinh anh 2
Nhà trai mang lễ vật thách cưới sang nhà gái.
Khi làm lễ cưới, nhà trai sẽ đem đến nhà gái trước hôm đón dâu một ngày những đồ sính lễ: một đôi gà, gạo nếp, rượu trắng, thịt lợn,…, một bộ nữ phục bao gồm: quần áo, khăn, xiêm, giày vải, trang sức bằng bạc: một đôi khuyên, một đôi vòng cổ, một đôi vòng tay. Tất cả được đựng vào một chiếc rương màu đỏ. Chiếc rương này sẽ được đem về nhà chồng trong buổi dẫn dâu.Khi sang đón dâu nhà trai cũng mang theo 1 đôi gương đồng gồm 1 chiếc to, 1 chiếc nhỏ, chiếc to cài vào cửa nhà gái, chiếc nhỏ cô gái mang theo bên mình ngụ ý xua đuổi tà ma những điều kém manh mắn.
 
Le cuoi cua dan toc Bo Y hinh anh 3
Nhà trai rước cô dâu về.
Đoàn dâu nhà trai thường chỉ có từ tám đến mười người, nhưng phần nhiều đều ít tuổi. Trong đoàn này phải có hai đôi còn son trẻ, hai đôi đã có vợ chồng, họ là anh, chị, em và bầu bạn thân thiết của chú rể. Điểm nổi bật trong đám cưới của người Bố Y là chú rể sẽ không bao giờ có mặt trong đoàn đón dâu. Em của chú rể dắt theo một con ngựa đẹp mã để chị dâu cưỡi lúc về nhà chồng. Nhà gái cũng cử ra một đoàn có con số và thành phần tương ứng với đoàn nhà trai để đưa dâu.

Le cuoi cua dan toc Bo Y hinh anh 4
Làm lễ ngoài sân trước khi vào nhà.

Khi về đến nhà trai, cô dâu và chú rể sẽ được làm lễ cúng ngoài sân trước để xua duổi tà ma, đuổi cái xấu, rồi sau đó vào nhà làm lễ bái thiên địa, bái cao đường và bước vào tranh phòng. Sau các thủ tục nghi lễ cưới, họ hàng bà con, bạn bè của gia đình vui vẻ chúc mừng hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ.

Theo Langvietonline.vn

Tin liên quan

Dân tộc Bố Y

Người Bố Y di cư từ Trung Quốc sang cách đây khoảng 150 năm. Người Bố Y cư trú ở Quản Bạ (Hà Giang) và Mường Khương (Lào Cai). Họ ở nhà đất có 2 mái lợp gianh, gỗ hoặc ngói, tường đất trình.


Ngày hội văn hóa và Tết lúa mới của dân tộc Bố Y ở Hà Giang

Vào dịp tháng 8 âm lịch hàng năm, các gia đình người Bố Y ở Hà Giang - một trong những dân tộc rất ít người của Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị cho Tết lúa mới. Lễ mừng lúa mới được tổ chức với ý nghĩa tạ ơn tổ tiên, trời đất đã giúp mang lại một năm mùa màng tốt tươi, ấm no.


Lễ cưới của dân tộc Bố Y

Bố Y là một trong những dân tộc ít người của tỉnh Lào Cai. Với dân tộc Bố Y, phong tục cưới hỏi với những nghi lễ mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc luôn được coi trọng và giữ gìn đến ngày nay.


Người Bố Y

Người Bố Y di cư từ Trung Quốc sang cách đây khoảng 150 năm. Người Bố Y cư trú ở Quản Bạ (Hà Giang) và Mường Khương (Lào Cai). Họ ở nhà đất có 2 mái lợp gianh, gỗ hoặc ngói, tường đất trình.


Quan niệm về đời sống tâm linh của người Bố Y

Người Bố Y là một trong những dân cư đến sinh sống trên các vùng núi cao miền núi phía Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam, Bố Y là một trong những dân tộc có số dân tương đối ít. Tuy nhiên họ lại có một đời sống tâm tinh thần phong phú và đa dạng.



Đề xuất