Lễ chập lửa đúc trống đồng “Hào khí non sông” ở huyện Đông Sơn

Sáng 18/4, tại huyện Đông Sơn - cái nôi của văn hoá Đông Sơn (tỉnh Thanh Hoá), Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã tổ chức Lễ chập lửa đúc trống đồng “Hào khí non sông” chào mừng bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Le chap lua duc trong dong “Hao khi non song” o huyen Dong Son hinh anh 1Ban tổ chức làm lễ trước khi chập lửa đốt lò. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Trong không khí trang nghiêm, thành kính, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Di sản văn hoá và cổ vật Thanh Hóa, cơ sở đúc đồng của Nghệ nhân Thiều Quang Tùng (xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn) đã tổ chức lễ chập lò, nhập linh đúc trống đồng. Những khối đồng được nung trong lò bằng ngọn lửa thiêng từ đền Đồng Cổ. Khi lò lửa đến độ thăng hoa cũng là lúc đồng được nung chảy hoàn toàn, lúc này, khối đồng hợp nhất nóng hàng nghìn độ C trong nồi được rót từ từ vào khuôn trống đồng - đây được xem là nghi lễ trang trọng nhất của nghề đúc đồng truyền thống.

Le chap lua duc trong dong “Hao khi non song” o huyen Dong Son hinh anh 2Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc phát biểu. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Ban tổ chức cho biết, cơ sở đúc đồng của Nghệ nhân Thiều Quang Tùng sẽ chịu trách nhiệm đúc 16 chiếc trống đồng bằng phương pháp thủ công truyền thống, trong đó có 1 chiếc trống đồng đại “Hào khí non sông” đường kính 100cm trọng lượng khoảng 250-300kg, trên thân trong khắc hoạ 15 kỳ Quốc hội Việt Nam và 15 chiếc trống đồng “Hào khí non sông” có đường kính 60cm thể hiện dấu ấn kỳ Quốc hội khoá XV.

Le chap lua duc trong dong “Hao khi non song” o huyen Dong Son hinh anh 3Nghi thức chập lửa đốt lò đúc trống đồng "Hào khí non sông". Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Sau khi đúc và hoàn thiện, tháng 5/2021, chiếc trống đồng đại có đường kính 100cm sẽ được Ban tổ chức trân trọng trao tặng cho Quốc hội để trưng bày tại sảnh chính của tòa nhà Quốc hội Việt Nam.

Le chap lua duc trong dong “Hao khi non song” o huyen Dong Son hinh anh 4Nghi thức chập lửa đốt lò đúc trống đồng "Hào khí non sông". Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Ông Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định: “Đây là hoạt động mang ý nghĩa chào mừng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trống đồng “Hào khí non sông” như là một biểu tượng mang linh khí của Quốc gia, mang hồn thiêng sông núi. Đúc trống đồng là một hoạt động trong chuỗi chương trình “Hào khí non sông” do Truyền hình Quốc hội Việt Nam - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Công ty hữu nghị Á Châu đồng thực hiện nhằm tuyên truyền, chào mừng cho ngày hội lớn của toàn dân, như một lời hiệu triệu cử tri cả nước hăng hái thực hiện quyền và nghĩa vụ cao cả của mình."

Le chap lua duc trong dong “Hao khi non song” o huyen Dong Son hinh anh 5Nghệ nhân ưu tú Thiều Quang Tùng đang nấu chảy đồng. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Ngoài việc đúc 16 chiếc trống đồng "Hào khí non sông”, Ban tổ chức còn tổ chức đúc 100 biểu tượng Quốc huy Việt Nam chất liệu đồng nguyên chất mạ vàng 24K để làm quà tặng các đại biểu, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đồng hành cùng chương trình.

Le chap lua duc trong dong “Hao khi non song” o huyen Dong Son hinh anh 6Các nghệ nhân thực hiện rót đồng vào khuôn trống. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Hoa Mai

Tin liên quan

Người "truyền lửa" nghề đúc đồng truyền thống làng Chè Đông

Là một trong những người đã góp phần rất lớn vào việc khôi phục, truyền lửa và phát huy giá trị nghề đúc đồng truyền thống của Chè Đông, nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Bá Châu ở thôn 5, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đã vào nghề được 40 năm có lẻ nhưng ông vẫn luôn trăn trở với việc truyền nghề, dìu dắt các thế hệ con cháu tiếp nối truyền thống của cha ông.


Mời chuyên gia nghiên cứu, giám định trống đồng cổ mới được phát hiện tại Lào Cai

Ngày 4/4, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lào Cai cho biết: Để làm tốt công tác bảo quản, gìn giữ và phát huy tác dụng trong việc trưng bày sau này đối với trống đồng cổ nghìn năm tuổi và một số hiện vật khác vừa được phát hiện tại Lào Cai, Bảo tàng tỉnh Lào Cai đã lập tờ trình, trình cấp có thẩm quyền mời các chuyên gia chuyên ngành của Viện Khảo cổ học Việt Nam, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á tiến hành nghiên cứu, giám định một cách khoa học, chính xác. Đồng thời, thành lập Hội đồng thẩm định giá, định giá đối với di vật, cổ vật, làm cơ sở chi hỗ trợ và khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong bảo tồn giá trị di sản.


Nghề đúc đồng truyền thống độc đáo ở xứ Thanh

Nghề đúc đồng truyền thống làng Chè Đông (hay còn gọi là làng Trà Đông), xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là niềm vui lớn đối với người dân làng nghề mà còn là cơ hội để chính quyền và nhân dân nơi đây bảo tồn, phát huy giá trị nghề đúc đồng truyền thống độc nhất vô nhị ở xứ Thanh.


Phát hiện trống đồng cổ tại Di sản thế giới Thành Nhà Hồ

Ngày 25/9, trong lúc đào móng nhà, ông Trịnh Văn Loán, ở thôn Cầu Mư, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc - nằm cách Di sản thế giới Thành Nhà Hồ hơn 1 km về phía Đông Nam đã phát hiện một chiếc trống đồng cổ. Trống có đường kính 59cm, chiều cao 43cm. Mặt trên của trống có trang trí sao 12 cánh đắp nổi, không có tượng cóc trang trí ở rìa mặt trống; các hoa văn, họa tiết tinh xảo.

 



Đề xuất