Lễ cầu mùa của người Khơ Mú

Người Khơ Mú là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện còn bảo lưu, trao truyền được nhiều phong tục, tập quán rất đặc sắc, trong đó đáng kể nhất là lễ hội cầu mùa - một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống của người Khơ Mú.

Le cau mua cua nguoi Kho Mu hinh anh 1Vị trí tổ chức lễ cúng cầu mùa là những mảnh nương ở trung tâm của bản làng. Ảnh: Phan Tuấn Anh - DTMN

Người Khơ Mú làm lễ cầu mùa nhằm thể hiện lòng thành kính với các vị thần linh, biết ơn đến các vị thần giống cây trồng, đặc biệt là mẹ lúa đã nuôi dưỡng lớp lớp con cháu, bà con dân bản từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Le cau mua cua nguoi Kho Mu hinh anh 2Dân bản nộp cây giống cho thầy cúng. Ảnh: Phan Tuấn Anh - DTMN

Để thực hiện buổi lễ, bà con dân bản phải chuẩn bị 1 con lợn, 2 con gà, 1 chai rượu, 1 bát nước, 2 bộ quần áo dân tộc (nam, nữ)... và 1 bó cây lúa - “linh hồn” của lễ cầu mùa. Khi mọi thứ sắp đặt xong, thầy cúng bắt đầu khấn mời thần linh về chứng nhận đồ lễ, phù hộ cho dân bản. Lễ cúng kết thúc, mọi người cùng uống rượu, chúc nhau mạnh khỏe, cuộc sống no đủ.

Le cau mua cua nguoi Kho Mu hinh anh 3Thầy cúng làm lễ cúng giao lễ vật cho thần linh. Ảnh: Phan Tuấn Anh - DTMN

Xong phần lễ, bà con dân bản kéo về nhà thầy cúng để giao lưu, chơi hội. Trong nhịp trống chiêng, những chàng trai, cô gái Khơ Mú nhảy múa, hát ca, cùng ước vọng về một năm mưa thuận gió hòa.

Xuân Tiến – Phan Tuấn Anh

Tin liên quan

Dân tộc Khơ Mú

Khơ Mú là một trong những cư dân đã cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc Việt Nam. Bộ phận Khơ Mú cư trú tại miền núi các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An do chuyển cư từ Lào sang.


Độc đáo lễ cầu mùa của dân tộc Khơ Mú ở Điện Biên

Là 1 trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc Khơ Mú (còn có tên gọi khác như: Xá, Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh) là một trong những tộc người cư trú lâu đời nhất, phân bố rải rác ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh. Trải qua quá trình định cư, phát triển cộng đồng, dân tộc Khơ Mú đã bảo lưu, trao truyền được nhiều phong tục, tập quán, những nét văn hóa sinh hoạt rất đặc sắc, độc đáo. Trong đó, đáng kể nhất là Lễ hội cầu mùa - một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống kinh tế cũng như văn hóa tinh thần của đồng bào Khơ Mú và lưu giữ từ đời này qua đời khác.


Lễ cầu mùa của đồng bào Khơ Mú ở Điện Biên

Sau khi cây lúa lên cao bằng gang tay hay bằng đầu gối, đồng bào Khơ Mú tiến hành làm lễ cầu mùa, nhằm thể hiện lòng thành kính với các vị thần linh, biết ơn đến các vị giống cây trồng, đặc biệt là mẹ lúa đã nuôi dưỡng lớp lớp con cháu, bà con dân bản từ thế hệ này đến thế hệ khác.


Lễ hội cầu mùa của đồng bào Khơ Mú

Ngày 20/10, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Khơ Mú đến từ huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đã tái hiện lễ hội cầu mùa đặc sắc của dân tộc mình.


Người Khơ mú ở Nghệ An cúng hồn vía cầu bình an, may mắn

Cúng vía là sinh hoạt tâm linh lành mạnh với ý nghĩa cầu may mắn, mạnh khỏe. Người Khơ mú tổ chức cúng vía khi một ai đó trong nhà ốm lâu ngày không khỏi; người khỏe lại sau một trận ốm nặng; có người thân qua đời hay ai đó đi xa lâu ngày trở về...


Độc đáo sáo mũi Khơ Mú

Chị Quàng Thị Dua, (bản Púng Giắt 1, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, Điện Biên) là một trong số ít nghệ nhân diễn tấu và chế tác được sáo mũi của người Khơ Mú. Không chỉ lưu giữ một di sản văn hóa quý báu của người Khơ Mú đang bị thất truyền, chị còn tích cực truyền dạy cho thế hệ trẻ.


Say đắm những vũ điệu của người Khơ Mú

Từ cuộc sống lao động và môi trường sống với những nét văn hóa đặc trưng, người Khơ Mú đã có những điệu múa điển hình như: Múa Cá lượn (Viêng ver guông), múa Ong eo (Tẹ Viêr Guông), Múa đuổi chim (Tẹ Kam Đặt Sim); múa cầu mùa (Te grơ); múa mừng nhà mới; múa dũ ống (tăng bu); múa tra hạt.


Độc đáo món măng trộn tro bếp của người Khơ Mú

Măng là một nguyên liệu để chế biến thức ăn rất quen thuộc, tuy nhiên, có một món ăn từ măng khá độc đáo, ít người đã từng được ăn và biết đến là món măng trộn tro bếp của người Khơ Mú ở Kỳ Sơn (Nghệ An).


Lễ Xên Cung của đồng bào Khơ Mú

Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Khơ Mú đến từ xã Ẳng Tở, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên đã tái hiện Lễ Xên Cung (hay còn gọi là Lễ Cúng Bản) theo truyền thống của dân tộc mình.


Lễ hội Cầu mùa của người Khơ Mú huyện Văn Chấn

Cứ vào dịp đầu năm mới, đồng bào dân tộc Khơ Mú xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn (Yên Bái) lại tổ chức lễ hội Cầu mùa – một trong những lễ hội lớn trong hệ thống các lễ tục nông nghiệp của người Khơ Mú. Đây là nghi thức đồng bào Khơ Mú cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh phù hộ cho một năm làm ăn thuận lợi, mùa màng tươi tốt. 


Đao đao, nhạc cụ đơn sơ, độc đáo của người Khơ Mú

Ban đầu là một dụng cụ sản xuất, trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử người Khơ Mú đã biến ống nứa nhỏ thành loại nhạc cụ gần gũi, thân thuộc, làm phong phú đời sống tinh thần và làm giàu bản sắc văn hoá, âm nhạc của mình.


Lễ hội Mah Grợ của dân tộc Khơ Mú

Người Khơ Mú có đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần phong phú với vốn ca múa dân gian qua lễ hội Mah Grợ và điệu múa uyển chuyển, sôi động.


Người Khơ Mú

Khơ Mú là một trong những cư dân đã cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc Việt Nam. Bộ phận Khơ Mú cư trú tại miền núi các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An do chuyển cư từ Lào sang.


Lễ tra hạt đầu năm mới – nét văn hóa độc đáo của người Khơ Mú ở Điện Biên

      Nhằm góp phần tăng cường sự hiểu biết về văn hóa dân tộc cho du khách, sáng ngày 19/3/2017, Làng văn hóa và du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã tổ chức tái hiện lễ tra hạt đầu năm của người Khơ Mú ở Điện Biên. Đây là lễ hội quan trọng của người Khơ Mú, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…


Lễ hội cầu mưa của dân tộc Khơ Mú

Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đồng bào dân tộc Khơ Mú đến từ tỉnh Điện Biên đã tái hiện Lễ cầu mưa, nghi lễ nông nghiệp đặc trưng tiêu biểu trong đời sống kinh tế cũng như văn hóa truyền thống của người Khơ Mú.



Đề xuất