Lễ ăn cơm mới "Giày xí mà" của người Phù Lá

Đối với người Phù Lá, tết cơm mới "Giày xí mà" là một nghi lễ rất quan trọng để cảm ơn tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho gia đình, cộng đồng có vụ mùa bội thu. Khi các cánh đồng lúa đã ngả màu, chuẩn bị cho một mùa thu hoạch mới, các gia đình trong làng chọn lấy một ngày tốt, ngày đẹp để tổ chức ăn tết cơm mới.
 
Theo phong tục của người Phù Lá (Lào Cai), ngày tổ chức ăn tết cơm mới, gia đình cử một người phụ nữ đi cắt lúa mới, thường là người vợ của chủ nhà. Người vợ sẽ dậy sớm hơn mọi khi, mặc bộ quần áo mới lặng lẽ đi ra nương cắt lúa, họ kiêng để cho người khác biết và đặc biệt là kiêng gặp người cùng làng trên đường đi. Nếu thấy ai thì họ thường phải tránh, bởi việc đi cắt lúa mới không chỉ đơn thuần là cắt lúa mang về nhà mà đây là nghi thức đón hồn lúa về nhà, nên mọi công việc đều diễn ra một cách bí mật. Khi cắt lúa, lúa mặt phải quay về hướng đông với ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở.

Le an com moi "Giay xi ma" cua nguoi Phu La hinh anh 1
Dân tộc Phù Lá (Lào Cai). Ảnh: dantocviet.cinet.gov.vn

Đến sáng hôm sau, họ mới mang những cụm lúa mới xuống giã thành gạo nấu cơm mới để cúng tổ tiên. Tuy nhiên, trước khi đồ cơm, hoặc đồ xôi, gia đình phải vào rừng tìm lấy một bắp chuối rừng, một nắm quả cà dại, một ít cát ở dưới suối mang về nhà.


Ngày gia đình ăn tết cơm mới, toàn bộ thóc gạo cũ của gia đình đều được đem cất đi, nhà cửa dọn dẹp sạch sẽ với ý nghĩa để đón hồn lúa mới về. Gạo được đồ chín, sau đó bỏ ra các sàng lót lá chuối bên dưới để chuẩn bị cho nghi lễ thờ cúng.

Mâm cơm dâng cúng là thành quả lao động của một năm vất vả. Những bông lúa chín mẩy vàng được người dân vận chuyển về nhà cũng là lúc gia đình làm lễ tạ ơn tổ tiên và tiến hành làm mâm lễ cúng. Lễ vật dâng cúng gồm có xôi làm từ gạo mới, gà luộc, chén rượu, nén hương.

Le an com moi "Giay xi ma" cua nguoi Phu La hinh anh 2
Lễ ăn cơm mới "Giày xí mà" của người Phù Lá. Ảnh: dantocviet.cinet.gov.vn
 
Ở một số thôn bản người Phù Lá tại Sa Pa và Bảo Thắng (Lào Cai) , mâm lễ cúng được chuẩn bị kỹ với các vật phẩm cầu kỳ. Họ thường sử dụng 2 - 3 con cá khô (hoặc tươi), 3 - 5 con chuột sấy khô, 1 - 3 con chim, một bát mắm cá ủ chua, một bát ớt nhỏ giã nhuyễn với muối, bốn đôi đũa. Khi chế biến xong, chủ nhà bày tất cả lên chiếc mâm mây đặt trước bàn thờ. Sau đó, chủ nhà ngồi khoanh chân làm lễ cúng. Một số gia đình còn mời thầy cúng giúp hành lễ. Thầy cúng ngồi trên chiếc ghế con trước bàn thờ lầm rầm đọc bái khấn với nội dung: "Hôm nay, ngày con rồng, tháng chín, nhờ công ơn tổ tiên, cha mẹ dạy bảo chúng con biết làm ăn thu được lúa gạo, hôm nay, gia đình làm cơm  mời bố mẹ, ông bà…".

Sau khi cúng xong, gia đình sẽ chia làm hai mâm: Mâm đàn ông và mâm đàn bà. Mâm đàn ông đặt trước bàn thờ mời chủ nhà, thầy cúng và khách. Mâm đàn bà được đặt trên lá chuối phía trong mâm đàn ông. Thầy cúng và những người đàn ông trong gia đình uống rượu xong, người phụ nữ mang đến cho mỗi người một nắm cơm, miếng thịt được đặt trong lá chuối rừng. Những người đàn ông cầm chén rượu nhấp môi ba lần, sau đó mới được ăn cơm.

Trong bữa cơm, ai biết hát, biết thổi sáo thì thể hiện. Nhất là khi màn đêm đã về khua, chất men làm cho mọi người trở nên thăng hoa hơn, họ cùng thi thố tài năng qua các bài hát, điệu nhạc, trai gái cầm tay nhau xòe quanh bếp lửa rồi cùng nhau nâng chén rượu, cầu chúc cho gia đình những lời tốt đẹp nhất, chúc cho cây trồng, mùa vàng bội thu, gia đình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ cơm mới “Giày xí mà" của người Phù Lá đến nay vẫn còn được duy trì, đây là nét đẹp văn hóa và tín ngưỡng truyền thống của họ nói riêng cũng như các dân tộc vùng cao Tây Bắc nói chung.
Theo dantocviet.cinet.gov.vn
 

Tin liên quan

Tái hiện nghi thức Mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Lào

Trong khuôn khổ các hoạt động nhân sự kiện Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2021, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Lào đến từ tỉnh Sơn La đã tái hiện Nghi thức Mừng cơm mới (Kin Khảu Hó).


Lễ mừng cơm mới của người La Chí ở Quang Bình

Trong hai ngày 9 và 10/10, tại thôn Lùng Vi, xã Nà Khương, UBND huyện Quang Bình (Hà Giang) đã tổ chức phục dựng Lễ mừng cơm mới. Lễ mừng cơm mới có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống văn hóa của người La Chí.


Nghi thức Cúng cơm mới của người La Ha

Cứ vào khoảng tháng 9, tháng 10 dương lịch hàng năm, trước khi gặt lúa, bà con người La Ha (Sơn La) thường làm lễ cúng cơm mới. Nghi thức này luôn được cộng đồng người La Ha ở Sơn La trân trọng lưu giữ.


Lễ cơm mới của người Mày

Giữa ngút ngàn Trường Sơn hùng vĩ, tộc người Mày (dân tộc Chứt) ở Quảng Bình đang hòa nhập nhanh với cuộc sống hiện đại, tuy nhiên họ vẫn bảo lưu được cốt cách đặc sắc của tộc người mình.


Độc đáo Tết cơm mới của người Xá Phó ở Lào Cai

Vừa qua, Bộ VHTTDL phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Lào Cai tổ chức phục dựng Lễ hội Tết cơm mới (còn gọi Già sợ da) của người Xá Phó (dân tộc Phù Lá) tại thôn Khe Van, xã Sơn Thủy, Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động nhằm thực Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020 về bảo tồn, phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số thuộc chương trình mục tiêu phát triển văn hóa.


Độc đáo Tết cơm mới của đồng bào vùng cao Lào Cai

Hằng năm cứ vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 9 âm lịch, đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao Lào Cai lại tổ chức lễ mừng cơm mới. Trong hệ thống các nghi lễ nông nghiệp của đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai, nghi lễ ăn cơm mới hay còn gọi là Tết cơm mới có ý nghĩa quan trọng nhất. Nghi lễ này không chỉ hàm chứa một giá trị văn hóa độc đáo về tín ngưỡng, tâm linh mà còn thể hiện sự tôn vinh cây lúa - cây nông nghiệp quan trọng nhất trong đời sống sản xuất và sinh hoạt của các tộc người ở Lào Cai


Tết cơm mới dân tộc Cống ở Điện Biên

Khi những bông lúa trên nương đã bắt đầu uốn câu, hạt thóc ngả màu vàng tươi là dấu hiệu mùa thu hoạch lúa nương đang đến gần, người Cống (Điện Biên) lại náo nức chuẩn bị tổ chức Tết cơm mới.


Lễ mừng cơm mới của người Mường

Cứ vào dịp tháng 10 dương lịch hằng năm, người Mường ở huyện Krông Bông (Đắk Lắk) lại rộn ràng chuẩn bị cho Lễ mừng cơm mới (lễ ăn cơm mới), với ý nghĩa tạ ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ cho mùa vụ tốt tươi, cho nhà nhà no ấm.


Lễ cúng cơm mới của dân tộc Thái

Lễ hội mừng cơm mới (chôm khảu mớ) của đồng bào dân tộc Thái đã có từ lâu đời. Người dân tộc Thái nơi đây quan niệm để có một mùa vụ bội thu, thì sự phù hộ của đất trời, tổ tiên là rất quan trọng.


Lễ cúng cơm mới của người Xtiêng

Người Xtiêng quan niệm rằng “vạn vật hữu linh” tất cả đều linh thiêng đều có thần trú ngụ, như thần mặt trời, thần mặt trăng, thần núi, thần rừng, thần gió, thần mưa… nên đều phải có cúng lễ cầu, mong thần ban phúc.


Lễ hội mừng cơm mới của người Tày

Những người “sành điệu” về du lịch vùng cao thường cho rằng lên Tây Bắc phù hợp nhất là vào mùa Thu, khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Vào thời điểm này, ngoài tiết trời trong xanh, khô ráo thuận lợi cho leo núi và du lịch bản làng còn có một lý do quan trọng khác, đó là mùa các chân ruộng bậc thang vào độ chín, mùa bản làng Tây Bắc rộn ràng hương lúa mới với nét văn hóa bản địa độc đáo là hội cốm, tức "ăn mừng cơm mới" (còn gọi là "kin khẩu mẩu") của đồng bào các dân tộc, trong đó có người Tày Lào Cai.


Lễ ăn cơm mới của người Mảng

Lễ ăn cơm mới “tri xả lẳm mế” của người Mảng là nghi lễ nhằm cảm ơn tổ tiên, thánh thần mang lại mùa màng bội thu, đồng thời “động viên” hồn của các thành viên trong nhà hãy yên tâm ở lại vì đã có lúa mới…


Người Cao Lan cúng cơm mới

Khi lúa bắt đầu chín vàng trên những thửa ruộng cũng là lúc người Cao Lan ở Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) chuẩn bị cúng cơm mới. Đây cũng là dịp các gia đình tạ ơn tổ tiên, đất trời đã phù hộ cho một mùa bội thu.



Đề xuất