“Lày cỏ" - nét văn hóa dân gian của người Tày, Nùng

Đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở tỉnh Cao Bằng có nhiều phong tục, tập quán, trong đó có trò chơi “Lày cỏ” được đông đảo bà con, nhất là thế hệ trẻ yêu thích. "Lày cỏ" là một hoạt động giao lưu, thường được tổ chức trong các dịp lễ, Tết, ngày vui, mang nét văn hóa dân gian đặc sắc.

“Lay co" - net van hoa dan gian cua nguoi Tay, Nung hinh anh 1Với đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, khi cộng đồng hay gia đình có cuộc vui thì không thể thiếu "Lày cỏ" nhằm tạo không khí sôi động. Ảnh: Vũ Tiệp

Cách chơi “Lày cỏ” gần giống như trò chơi “oẳn tù tỳ” của người Kinh. Mỗi lượt chơi chỉ có 2 người. Khi chơi, họ cùng hô một số bằng ngôn ngữ Hán Nôm: “nhất” là số 1, “nhị” là số 2, “slam” là số 3, “lục” là số 6... Khẩu ngữ "Lày cỏ" thường quy định khi hô phải có đuôi, gọi là “lày mỳ thang”, như số 3 là "slam tỉm slam", số 4 là "slế hồng slế"... Khi hô và xòe ngón phải đều nhau, không ra sớm hoặc muộn. Người thắng là người hô đúng số các ngón tay xòe ra của 2 người chơi. Người thua sẽ bị phạt. Hai bên nói kết quả đúng và trùng nhau thì hòa, gọi là “Thồng sỉnh mạ”. Nếu chơi "Lày cỏ" theo đội thì người thắng của đội này sẽ lần lượt đấu với các thành viên khác của đội đối phương.

“Lay co" - net van hoa dan gian cua nguoi Tay, Nung hinh anh 2“Lày cỏ” - trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc Tày, Nùng. Ảnh: Vũ Tiệp

Khi cộng đồng hay gia đình có cuộc vui thì không thể thiếu "Lày cỏ" nhằm tạo không khí sôi động. Trong đám cưới, "Lày cỏ" tạo không khí náo nhiệt sẽ được gia chủ ưu ái đặc biệt, chăm sóc thức ăn, canh nóng, chè, rượu... Người Tày, Nùng coi đó là những thành viên đóng góp cuộc vui, giúp tương lai đôi vợ chồng trẻ làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Hiện nay, một số tỉnh miền núi phía Bắc đã đưa trò chơi "Lày cỏ" vào chương trình giao lưu văn hóa và thi tài ở các hội xuân, hội lồng tồng, cho thấy sức hấp dẫn của trò chơi dân gian mang đậm bản sắc riêng của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng.

Vũ Tiệp

Tin liên quan

Tục cắm “bâu phật” của người Tày ở Cao Bằng

Người Tày ở Cao Bằng có tục cắm “bâu phật” (cắm chùm lá tươi) bên cửa ra vào khi trong nhà có con dâu sinh con, để báo tin với mọi người về việc vui của gia đình. Tục lệ này đến nay vẫn được người Tày ở các bản vùng cao duy trì.



Đề xuất