Lạng Sơn chăm lo phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn chăm lo phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số
100% số trường học ở vùng đồng bào dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã được kiên cố hóa, nhiều trường đạt chuẩn quốc gia. Ảnh: Hoàng Hà
100% số trường học ở vùng đồng bào dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã được kiên cố hóa, nhiều trường đạt chuẩn quốc gia. Ảnh: Hoàng Hà
Bức tranh giáo dục dân tộc xứ Lạng

Đến thăm các trường dân tộc nội trú và bán trú vào những ngày đầu tháng 11, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng với diện mạo khang trang, cơ sở vật chất hiện đại của những ngôi trường này. 100% số trường đều được kiên cố hóa, nhiều trường đạt chuẩn quốc gia. Đây là điều hiếm thấy khi học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở không ít nơi trên cả nước vẫn còn đang phải học ở những điểm trường lụp xụp, lợp lá.

Ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, ngành giáo dục tỉnh Lạng Sơn còn chú trọng tới các hoạt động thể dục, thể thao, giúp con em đồng bào dân tộc phát triển toàn diện. Ảnh: Hoàng Hà
Ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục, ngành giáo dục tỉnh Lạng Sơn còn chú trọng tới các hoạt động thể dục, thể thao, giúp con em đồng bào dân tộc phát triển toàn diện. Ảnh: Hoàng Hà

Để làm được điều này, những năm qua, ngành giáo dục tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện tốt công tác quy hoạch, phát triển mạng lưới trường học và cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Các điểm trường lẻ được giảm bớt; ghép trường tiểu học với trường trung học cơ sở (THCS) có quy mô nhỏ để thành lập trường liên cấp tiểu học và trung học cơ sở; đưa học sinh về học tại trường chính đối với các trường thuộc cấp tiểu học; duy trì 11/11 trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) đạt chuẩn quốc gia…, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh DTTS đến trường.

Những giờ học tin học góp phần truyền cảm hứng công nghệ cho học sinh. Trong ảnh: học sinh Trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn trong giờ tin học. Ảnh: Hoàng Hà
Những giờ học tin học góp phần truyền cảm hứng công nghệ cho học sinh. Trong ảnh: học sinh Trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn trong giờ tin học. Ảnh: Hoàng Hà

Các trường học chú trọng việc dạy tiếng Việt, đào tạo kỹ năng sống cho học sinh DTTS. Hàng năm, tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên; đảm bảo đầy đủ chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên theo đúng quy định. Đó là nguồn động viên, khích lệ nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên đối với việc giảng dạy và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho học sinh DTTS.

Hiện tại, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTNT giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”; tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị cho các trường PTDTNT và PTDTBT, giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em yên tâm học tập. Năm học 2017 - 2018 vừa qua, các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông (THPT) có tổng số 14.490 học sinh đủ điều kiện hưởng chế độ bán trú, trong đó 76% số học sinh được ở bán trú, 38.686 học sinh được hỗ trợ gạo, 8.338 học sinh được hỗ trợ tiền, 8.331 học sinh được hỗ trợ tiền ở.

Nhà nội trú khang trang, sạch đẹp, thực sự là ngôi nhà thứ 2 của các em học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Hoàng Hà
Nhà nội trú khang trang, sạch đẹp, thực sự là ngôi nhà thứ 2 của các em học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Hoàng Hà

Để nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng nhiều giải pháp, trong đó có việc tăng cường hoạt động lao động, sản xuất như: chăm sóc vườn cây, trồng rau, nuôi gà. Ảnh: Hoàng Hà
Để nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng nhiều giải pháp, trong đó có việc tăng cường hoạt động lao động, sản xuất như: chăm sóc vườn cây, trồng rau, nuôi gà. Ảnh: Hoàng Hà

Nâng cao chất lượng giáo dục đặc thù

Bà Hà Thị Khánh Vân, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn cho rằng " muốn phát triển giáo dục dân tộc thì phải tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đặc thù trong các trường học và các cơ sở giáo dục vùng DTTS, miền núi". 100% các trường học đã xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với trường mình; gắn với tình hình sản xuất, kinh doanh và các hoạt động mang tính đặc thù của vùng DTTS.

Mô hình trường học mới giúp học sinh dân tộc có được những bài học phong phú và sinh động, từ đó các em thêm yêu cuộc sống Ảnh: Hoàng Hà
Mô hình trường học mới giúp học sinh dân tộc có được những bài học phong phú và sinh động, từ đó các em thêm yêu cuộc sống Ảnh: Hoàng Hà

Nhiều trường còn chú trọng xây dựng chủ đề dạy học gắn với lịch sử, di sản văn hóa của Lạng Sơn, tạo hứng thú, say mê cho học sinh DTTS. Để giúp học sinh DTTS vận dụng sáng tạo các kiến thức đã được học, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng; đảm bảo các nội dung kiểm tra, đánh giá đúng mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng xây dựng chủ đề dạy học gắn với lịch sử, văn hóa xứ Lạng, góp phần tạo hứng thú, say mê cho học sinh là con em đồng bào dân tộc. Ảnh: Hoàng Hà
Nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng xây dựng chủ đề dạy học gắn với lịch sử, văn hóa xứ Lạng, góp phần tạo hứng thú, say mê cho học sinh là con em đồng bào dân tộc. Ảnh: Hoàng Hà

Với các thiết bị thí nghiệm hiện đại, các em học sinh dân tộc trở nên hào hứng, say mê hơn trong các tiết học thực hành. Ảnh: Hoàng Hà
Với các thiết bị thí nghiệm hiện đại, các em học sinh dân tộc trở nên hào hứng, say mê hơn trong các tiết học thực hành. Ảnh: Hoàng Hà

Trong các hoạt động giáo dục, hiệu quả nhất là chương trình dạy bổ trợ kiến thức cho học sinh đầu cấp để các em nắm vững kiến thức ở lớp dưới. 100% trường học THCS và THPT đã tổ chức dạy học tăng thời lượng xen kẽ với các buổi học chính khóa (bao gồm trên 6 buổi/ tuần và 2 buổi/ngày) để phụ đạo, giúp đỡ học sinh DTTS yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi. Riêng các trường PTDTNT và PTDTBT có 100% trường và lớp học theo mô hình 2 buổi/ngày. Nhờ đó, chất lượng giáo dục của các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh có chuyển biến rõ rệt, tỷ lệ học sinh khá giỏi, hạnh kiểm tốt tăng cao.

Cơ sở vật chất các trường học trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn không ngừng được đầu tư, nâng cấp. Ảnh: Hoàng Hà
Cơ sở vật chất các trường học trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn không ngừng được đầu tư, nâng cấp. Ảnh: Hoàng Hà

Với các thiết bị thí nghiệm hiện đại, các em học sinh dân tộc trở nên hào hứng, say mê hơn trong các tiết học thực hành. Ảnh: Hoàng Hà
Với các thiết bị thí nghiệm hiện đại, các em học sinh dân tộc trở nên hào hứng, say mê hơn trong các tiết học thực hành. Ảnh: Hoàng Hà

Trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn hiện có 602 học sinh, chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc Tày, Nùng. Những năm qua, học sinh theo học tại trường này có tỷ lệ đỗ đại học cao, lên tới 80%. Ảnh: Hoàng Hà
Trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn hiện có 602 học sinh, chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc Tày, Nùng. Những năm qua, học sinh theo học tại trường này có tỷ lệ đỗ đại học cao, lên tới 80%. Ảnh: Hoàng Hà

Năm học vừa qua, các trường học và các cơ sở giáo dục vùng DTTS, miền núi còn thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh, thi giáo viên chủ nhiệm giỏi...
Thái Thuần - Hoàng Hà - Anh Đào

Có thể bạn quan tâm